[RESEARCH SERIES] MÃ ĐỊNH DANH NHÀ NGHIÊN CỨU: TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ HỆ THỐNG (Phần 1)
Tiếp nối bài viết ngày hôm qua về "Mã định danh của các nhà nghiên cứu: tầm quan trọng, ý nghĩa và một số hệ thống" của TS Nguyễn Hữu Cương. Phần 2 này chị sẽ giới thiệu về 05 hệ thống quản lý mã định danh nhà nghiên cứu trong viết đề cập tới nhé:
1. ORCID (https://orcid.org/)
ORCID (Open Research and Contributor ID) là một tổ chức quốc tế, liên ngành, mở và phi lợi nhuận cung cấp một danh sách đăng ký các số nhận dạng duy nhất liên tục cho các nhà nghiên cứu và học giả. Khi bạn đăng ký ORCID, bạn sẽ được chỉ định một số nhận dạng kỹ thuật số liên tục (gồm 16 chữ số) giúp phân biệt bạn với các nhà nghiên cứu khác và thông qua tích hợp trong các công trình nghiên cứu như bản thảo và dự án nghiên cứu, hỗ trợ các liên kết tự động giữa bạn và các hoạt động chuyên môn của bạn để đảm bảo rằng các công trình của bạn được công nhận. Nhiều tạp chí yêu cầu tác giả cung cấp số ORCID của bạn khi gửi bản thảo.
2. Scopus Author ID (https://www.scopus.com/)
Mã số tác giả trong cơ sở dữ liệu Sopcus (Scopus Author ID) là mã định danh nhà nghiên cứu độc quyền được tự động gán cho bất kỳ tác giả nào xuất bản trên tạp chí được lập chỉ mục bởi cơ sở dữ liệu Scopus. Scopus là cơ sở dữ liệu trích dẫn và lưu trữ các tóm tắt của các bài viết được bình duyệt lớn nhất thế giới, đồng thời có các công cụ thông minh cho phép bạn theo dõi, phân tích và đồ họa hóa các kết quả nghiên cứu học thuật. Hồ sơ tác giả Scopus có thể được sử dụng bởi các học giả hoặc cơ quan tài trợ để xem các lĩnh vực chủ đề, cơ quan công tác và đồng tác giả của bạn, phân tích kết quả nghiên cứu và xem chỉ số h (h-index), đồ thị h (h-graph) và tổng quan về trích dẫn của bạn. Scopus Author ID được liên kết với ORCID của bạn.
3. ResearcherID (http://www.researcherid.com/)
ResearchcherID do Thomas Reuters xây dựng, là một mã định danh nhà nghiên cứu độc quyền cho phép bạn quản lý các công trình đã xuất bản trong cơ sở dữ liệu Web of Science, theo dõi số lần được trích dẫn và chỉ số h, xác định những người cộng tác tiềm năng và tránh xác định sai tác giả. Các ấn phẩm có thể được thêm vào hồ sơ ResearchcherID của bạn thông qua Web of Science hoặc nền tảng Publons. Thông tin trong ResearchcherID được liên kết với ORCID để các ấn phẩm có thể được nhập vào tài khoản ORCID của bạn.
4. Google Scholar Citations (https://scholar.google.com/citations)
Google Scholar Citations là một dịch vụ do Google cung cấp cho phép các nhà nghiên cứu tạo hồ sơ nhà nghiên cứu trên nền tảng Google Scholar. Hồ sơ trích dẫn của Google Scholar cho phép các tác giả theo dõi và quản lý các công trình nghiên cứu và trích dẫn. Hồ sơ trích dẫn của Google Scholar có thể được sử dụng để tính toán các chỉ số nghiên cứu bao gồm chỉ số h, chỉ số i10 và tổng số trích dẫn cho các ấn phẩm của bạn. Nếu bạn chọn đặt hồ sơ của mình ở chế độ công khai, các nhà nghiên cứu, tổ chức và cơ quan tài trợ khác sẽ có thể xem các ấn phẩm, số liệu của bạn và đăng ký nhận các bản cập nhật khi các bài báo mới được Google Scholar lập chỉ mục. Google Scholar Citations cũng được liên kết với ORCID của bạn.
5. ResearchGate (https://www.researchgate.net/)
ResearchGate là một mạng lưới chuyên môn dành cho các nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Hiện tại có hơn 20 triệu thành viên từ khắp nơi trên thế giới sử dụng mạng lưới này để chia sẻ, khám phá và thảo luận về nghiên cứu. Sứ mệnh của ResearchGate là kết nối thế giới khoa học và mở rộng nghiên cứu cho tất cả mọi người. Bạn có thể tạo tài khoản miễn phí với ResearchGate để tải tải liệu của các nhà nghiên cứu khác, cũng như chia sẻ bài báo, dữ liệu nghiên cứu, dự án… của bạn. Ngoài ra, bạn có thể kết nối và hợp tác với các đồng nghiệp, chuyên gia trên toàn thế giới. Bạn cũng có thể biết được ai đã đọc và trích dẫn các công trình của bạn.
Mã định danh nhà khoa học giúp nhận diện chính xác một nhà khoa học và các ấn phẩm cũng như những chỉ số trích dẫn liên quan. Nhận biết những mã số này để quản lý và khai thác chúng hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà khoa học cũng như đơn vị công tác của nhà nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
- Curtin University. (n.d.). ORCID and researcher identifiers. https://libguides.library.curtin.edu.au/c.php?g=891093&p=6433368
- La Trobe University. (2021). Researcher profiles and networks. https://latrobe.libguides.com/researcherprofiles/researcher-ids
- University of Tasmania. (2021). Research identity.
- University of Toronto Libraries. (n.d.). Researcher identity management. https://onesearch.library.utoronto.ca/copyright/researcher-identity-management
- USC Library. (2020). Researcher identifiers and your online research profile. https://libguides.usc.edu.au/researcheridentifiers
Source: https://bit.ly/2X34DAs
❤️Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤️
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過375的網紅小培,也在其Youtube影片中提到,#sevneteen #세븐틴 #최승철 #scopus...
「scopus」的推薦目錄:
- 關於scopus 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於scopus 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於scopus 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於scopus 在 小培 Youtube 的精選貼文
- 關於scopus 在 Scopus Elsevier - Home | Facebook 的評價
- 關於scopus 在 Scopus:一個都不能少!運用Scopus查找質量並重期刊文獻[臺 ... 的評價
scopus 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
#HannahEdApplyStory - Nữ sinh 18 tuổi có 2 nghiên cứu được đăng tạp chí quốc tế
Dù mới 18 tuổi, Nguyễn Thị Ánh Tuyết đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Năm 2017, em là thủ khoa toàn trường kỳ thi tuyển sinh đầu vào tại trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh. Năm 2018, em đoạt giải ba kỳ thi HSG tỉnh và được trao huy chương đồng kỳ thi Olympic Truyền thống 23/3.
Năm 2019, nữ sinh xuất sắc đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Truyền thống 23/3 và nhận được học bổng trao đổi ngắn hạn tại Thái Lan. Cũng trong năm đó, Ánh Tuyết đoạt giải nhất kỳ thi HSG tỉnh. Hai năm liên tiếp (2019 và 2020), em là thành viên đội tuyển dự thi HSG Quốc gia.
Bên cạnh các hoạt động học tập, Ánh Tuyết còn là nhà sáng lập của Road to Fulbright University Vietnam (sau này trở thành trang tuyển sinh chính thức của Đại học Fulbright Việt Nam). Em cũng là một trong hai học sinh được mời thực tập tại Đại học Fulbright Việt Nam khi chưa tốt nghiệp THPT.
Đặc biệt, năm 2020, nữ sinh bắt đầu theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, em là học sinh THPT thực hiện nghiên cứu độc lập, không có giáo viên hướng dẫn và có nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế ISI và SCOPUS.
Năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, một số dự án xã hội của Ánh Tuyết bị ảnh hưởng, không thể thực hiện. Có thời gian rảnh rỗi, em quyết định tìm đến những hoạt động online có ích cho định hướng tương lai.
Tháng 10/2020, nữ sinh bắt đầu thử sức với nghiên cứu khoa học. Ngay từ ban đầu, Ánh Tuyết đã đặt mục tiêu cho bản thân là có nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế.
Từng tham gia làm trợ lý cho một dự án nghiên cứu giữa Đại học New York Abu Dhabi (UAE), Đại học Yale (Mỹ) và Đại học Kỹ thuật München (Đức), Ánh Tuyết nghĩ đến việc xây dựng một dự án dựa trên số liệu và bằng chứng xác thực để tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội. Nữ sinh hy vọng, các nghiên cứu có thể làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tế.
Đến nay, Ánh Tuyết có 2 nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí quốc tế và một bài sắp công bố. Trong đó, nghiên cứu số 1 thuộc SCOPUS Q2, mang chủ đề "Đặc khu kinh tế về truyền thông Twofour54: Thúc đẩy ngành truyền thông ở quốc gia kiểm duyệt cao".
Nghiên cứu số 2 là sản phẩm đồng tác giả chính của Ánh Tuyết và một sinh viên năm 2 tại Đại học New York Abu Dhabi (UAE). Chủ đề của nghiên cứu là "Nghiên cứu sơ bộ về thái độ xã hội đối với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo vào giáo dục kiến thức Thiên Chúa giáo ở Việt Nam: Thúc đẩy công nghệ trí tuệ nhân tạo cho giáo dục tôn giáo". Nghiên cứu này thuộc SCOPUS Q1 và Web of Science (ISI) Core Collection.
Ngoài ra, nữ sinh THPT sở hữu một nghiên cứu xuất hiện trong sách của cựu Chánh án Tòa án Tối cao Ấn Độ Dipak Misra. Người biên tập là A.K Sikri, cựu Thẩm phán Tòa án Tối cao Ấn Độ, hiện là Thẩm phán Tòa án Thương mại Quốc tế thuộc Toà án Tối cao Singapore.
Tuyết cùng Khoa, người bạn trong nhóm nghiên cứu, cùng nhau thực hiện các đề tài. Với sản phẩm thuộc SCOPUS Q2, ước tính, cả hai mất 3 tháng để thực hiện, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Trước khi nộp sản phẩm, nhóm nghiên cứu của nữ sinh được một giáo sư tại Đại học New York Abu Dhabi góp ý về văn phong và cách viết. Những sản phẩm còn lại, cả hai cùng nhau làm, không có sự hỗ trợ, góp sức của giáo viên hay người lớn.
Khi đã có nhiều kinh nghiệm, nghiên cứu thuộc SCOPUS Q1 mất ít thời gian hơn. Cả hai chỉ mất 20 ngày để hoàn thành bản thảo và gửi cho tạp chí.
Link full bài viết: https://bit.ly/3zcraIz
Nguồn: zingnews
✈️🍀 Trường FUV bắt đầu mở đơn rồi bạn nào cần hỗ trợ gì thêm nhắn page nha.
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #applystory #hannahedapplystory #duhoc #hocbong
scopus 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[RESEARCH SERIES] TÌM TẠP CHÍ QUỐC TẾ (journal finder) PHÙ HỢP ĐỂ GỬI BẢN THẢO BÀI BÁO
Việc lựa chọn tạp chí phù hợp để gửi bản thảo là một khâu quan trọng trong quy trình xuất bản bài báo khoa học. Quay lại với series ngày hôm này, chị xin phép chia sẻ với mọi người kinh nghiệm "Tìm tạp chí quốc tế (journal finder) phù hợp để gửi bản thảo bài báo" của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Cương.
------------------------------------------------------
Khi bản thảo bài viết của bạn được hoàn thiện, được đồng nghiệp, người có kinh nghiệm về viết bài và công bố quốc tế góp ý (nếu có), và được biên tập hoặc hiệu đính tiếng Anh thì đã đến lúc bài viết sẵn sàng gửi cho tạp chí (submit). Tuy nhiên, với các tác giả chưa chưa có kinh nghiệm thì đây là một thời điểm khó khăn vì lựa chọn tạp chí không phù hợp để gửi bài sẽ rất dễ dẫn đến bài viết bị từ chối, mất nhiều thời gian để đăng bài và làm chậm quá trình phát triển nghề nghiệp (Zjilstra, 2019). Để tránh bị từ chối ngay tại bàn của tổng biên tập (desk rejection) với lý do bài viết không phù hợp với phạm vi đăng bài (scope) của tạp chí và thuận lợi trong quá trình trình duyệt thì việc lựa chọn tạp chí phù hợp đóng vai trò quyết định.
Trong bài viết này, tôi sẽ trao đổi việc lựa chọn tạp chí để gửi bài qua hai cách: (1) Sử dụng công cụ tìm kiếm tạp chí, và (2) Sử dụng dịch vụ chuyển bản thảo bài báo.
Sử dụng các công cụ tìm kiếm tạp chí
Nguyễn Danh Nam và cộng sự (2020) đã giới thiệu một số ứng dụng tìm kiếm tạp chí phù hợp để gửi bài phổ biến. Cụ thể như:
- Elsevier Journal Finder: https://journalfinder.elsevier.com
- Springer Journal Suggester: https://journalsuggester.springer.com
- IEEE Journal Recommender: http://publication-recommender.ieee.org/home
- Edanz Journal Selector: https://www.edanzediting.com/journal-selector
- Enago Open Access Journal Finder: https://www.enago.com/academy/journal-finder
- JANE: Journal/Author Nam Estimator: http://jane.biosemantics.org
- JournalGuide: https://www.journalguide.com
Web of Science Master of Journal List: https://mjl.clarivate.com/home
Để sử dụng những công cụ tìm kiếm tạp chí này, tác giả cần cung cấp tiêu đề bài báo (title), tóm tắt (abstract) và các từ khóa (keywords).
Một số ứng dụng cung cấp thông tin rất hữu ích như tỉ lệ chấp nhận đăng bài (Acceptance rate), thời gian nhận kết quả phản biện lần đầu (Time to 1st decision), thời gian xuất bản bài báo (Time to publication), chỉ số trích dẫn (CiteScore), và chỉ số tác động (Impact Factor). Chi tiết xin xem trong Bảng 1.
Các tạp chí được gợi ý thường được sắp xếp theo mức độ phù hợp nhất với thông tin tác giả nhập vào. Để lựa chọn được tạp chí phù hợp nhất, tác giả cần vào website của mỗi tạp chí để tìm hiểu thêm các thông tin. Bạn nên tải một số bài báo được xuất bản gần nhất của từng tạp chí mà bạn thấy tiềm năng nhất rồi đọc, phân tích và so sánh với bản thảo của bạn để từ đó tự đánh giá được mức độ chất lượng bài báo của bạn so với những bài báo trong những tạp chí đó.
Sử dụng dịch vụ chuyển bản thảo
Một số nhà xuất bản lớn cho phép các tác giả gửi bản thảo cho bộ phận dịch vụ chuyển bảo thảo (article transfer service) thay vì gửi trực tiếp cho tạp chí. Với cách này, tác giả cũng thực hiện việc vào website của nhà xuất bản, lựa chọn một số tạp chí phù hợp (thay vì chỉ chọn duy nhất một tạp chí) rồi gửi bản thảo. Bộ phận này sẽ xem xét bản thảo của bạn để đánh giá mức độ phù hợp của bản thảo với các tạp chí rồi liên lạc với tổng biên tập của từng tạp chí. Nếu tổng biên tập tạp chí đồng ý tiếp nhận bản thảo để xem xét thì bộ phận này sẽ thay mặt tác giả (tất nhiên với sự đồng ý tác giả) chuyển bản thảo cho tạp chí. Cách thức này được cho là dễ thực hiện và tiết kiệm được nhiều thời gian của tác giả. Cụ thể, dịch vụ này hiện có ở những nhà xuất bản sau:
- SAGE Path: https://journals.sagepub.com/sage-path
- Springer Nature Transfer Desk: https://www.springernature.com/gp/authors/transferdesk
- Article transfer service (của nhà xuất bản Elsevier):
https://www.elsevier.com/authors/submit-your-paper/submit-and-revise/article-transfer-service
- Article transfers (của nhà xuất bản Taylor & Francis):
https://authorservices.taylorandfrancis.com/publishing-your-research/peer-review/transfers/
Những dịch vụ này đều miễn phí. Tuy nhiên việc được tổng biên tập đồng ý xem xét bản thảo không đảm bảo bài báo của bạn sẽ được đăng. Nếu qua quá trình bình duyệt mà bài báo bị từ chối thì bộ phận dịch vụ này sẽ tìm kiếm các tạp khác và lặp lại quy trình như trên.
Việc sử dụng các công cụ tìm kiếm tạp chí và gửi tạp chí cho nhà xuất bản là những gọi ý tốt để bạn lựa chọn tạp chí phù hợp để gửi bài. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn đã có xuất bản để có lời khuyên hữu ích. Những người có kinh nghiệm trong đăng bài báo quốc tế và/hoặc đã tham gia phản biện cho những tạp chí uy tín thường sẽ đánh giá được chất lượng bản thảo của bạn để từ đó cho bạn những gợi về tạp chí “vừa sức” với bản thảo bài viết của bạn.
Một lưu ý nữa là, các tác giả cũng cần phải kiểm tra xem các tạp chí đó chính xác thuộc WoS hoặc Scopus hay không, dựa trên một số thông tin cơ bản: chỉ số ISSN hoặc e-ISSN, website. Việc tra cứu này có thể tiến hành trên https://mjl.clarivate.com/home (đối với WoS) hoặc https://www.scimagojr.com/ hay https://www.scopus.com/sources?zone=TopNavBar&origin=NO%20ORIGIN%20DEFINED (đối với Scopus).
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Danh Nam, Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Trung, & Trần Trung. (2020). Cấu trúc phổ quát của bài báo khoa học quốc tế. Trong Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Trung và Nguyễn Tiến Trung (chủ biên), Công bố khoa học giáo dục theo hướng tiếpcận quốc tế (tr. 113-134). NXB Giáo dục Việt Nam.
Zjilstra, H. (2019, August 6). ‘What’s the best journal for my paper?’ New tool can help. https://www.elsevier.com/connect/whats-the-best-journal-for-my-paper-new-tool-can-help.
Source: TS Nguyễn Hữu Cương
scopus 在 小培 Youtube 的精選貼文
#sevneteen #세븐틴 #최승철 #scopus
scopus 在 Scopus:一個都不能少!運用Scopus查找質量並重期刊文獻[臺 ... 的必吃
本場次介紹Scopus資料庫。Scopus收錄超過5000種全球出版社各學科主題近22000種學術期刊的 ... ... <看更多>
scopus 在 Scopus Elsevier - Home | Facebook 的必吃
Scopus Elsevier. 65878 likes · 115 talking about this. From researchers pursuing scientific breakthroughs to governments performing research evaluation,... ... <看更多>