TAKAHIRO MIYASHITA – Cửu vĩ của làng thời trang.
Một kẻ lầm lì, ít nói, bay bổng – Đó là những gì mà những người bạn trung học miêu tả về Takahiro Miyashita, người được mệnh danh là “Devil Detail” – “Con quỷ của các sự chi tiết”, miêu tả sự cầu kì và detail trong các quần áo của Number (N)ine
Thuở sinh thời, Takahiro Miyashita (sinh năm 1973) đã là một chàng trai yêu thích thời trang và âm nhac. Niềm đam mê thời trang và tư duy về quần áo đã khiến Takahiro nhanh chóng bén duyên với ngành này khi mà đã trở thành stylist assistant cho các tạp chí thời trang của Nhật Bản với độ tuổi còn khá trẻ. Việc học hành của cậu thanh niên này cũng khá bấp bênh, trong một cuộc phỏng vấn với T Magazine năm 2007, Takahiro thừa nhận rằng đã bị nhà trường đình chỉ sớm vì liên quan tới việc sử dụng cần sa trong trường học và hay bỏ tiết :v (Chơi đây cậu ơi).
Biết rõ niềm đam mê của mình là gì, Miyashita lao vào con đường thời trang. Ngay cả môi trường làm việc cũng là một trong những tác nhân xây dựng tình yêu này, đó là Harajuku, con phố và là một nền văn hóa của Nhật Bản. Cái nôi của nhiều fashion designer khét tiếng sau này, nơi những thanh thiếu niên Nhật Bản mặc đẹp nhất tụ tập, thể hiện cái tôi của bản thân mình. Takahiro tự trau dồi kĩ năng về thời trang của mình bằng cách tái thiết kế, xé ra và làm lại (Descontruction) và phối đồ, tùy chỉnh những thứ có sẵn trong tủ đồ của mình – và nay sau đó đạt được hợp đồng làm việc chung với Nepenthes (công ty của Keizo Shimizu), là công ty mẹ của 2 brands đình đám là Needless và Engineered Garment sau này và là một công ty ảnh hưởng rất nhiều cảm hứng từ nền văn hóa đại chúng của Mỹ.
Thời của Miyashita, là thời của các nhà thiết kế thời trang mới của Nhật Bản, giao thoa nhiều giữa nền văn hóa Nhật Bản và Mỹ - bao gồm Junya Watanabe, Undercover’s Jun Takahashi và Engineered Garments’s Daiki Suzuki. Việc làm việc chung với các tạp chí lớn đã tạo cơ hội cho Miyashita đặt chân tới Mỹ. Và ở đây – anh chàng trẻ con hoài bão của chúng ta đã bén duyên với Americana style. Một câu chuyện tương tự với Visvim. Các chuyến đi đã làm cho Takahiro Miyashita đặc biệt yêu thích thành phố Portland, Oregon. Thành phố chứa nhiều nền văn hóa Americana, di sản xa xưa, lối sống – những món đồ cũ kĩ (Và hẳn rồi, có cả weed nữa =)) ) đã tạo nên phong cách thời trang của Number (N)ine hiện nay.
Có thể nhìn qua sự ảnh hưởng của Portland, Oregon lên Number (N)ine thông qua Collection F/W 2008 mang tên “ My Own private Portland” – “Một Portland riêng tư của mình tôi” – bao gồm những clothing chịu sự chi phối của những detail đến từ vùng Tây Bắc cổ điển như áo sơ mi kẻ sọc, mũ lông – grunge cardigane và áo len nubby. Hẳn ai yêu thích Number (N)ine cũng nhận ra rằng Takahiro Miyashita khá yêu thích sử dụng và phối các chi tiết thổ cẩm và hoa văn Navajo (Mình sẽ có một bài chi tiết nói về Navajo này – thứ mình đã sai sót trong bài của John Mayer).
Đến đây – chúng ta có thể khẳng định hai thứ làm nên thời trang của Takahiro Miyashita : đó là Americana và Âm nhạc. Năm 1997, Number (N)ine ra đời và có 1 cửa hàng ở Ebisu, gần khu vực của Harajuku. Một cửa hàng mang cho người đến một cảm giác thật “Miền Tây Hoang Dã”, một “Wild Americana” – không tối tân, mà lại cũ và có phần hơi cổ điển. Khác với cửa hàng mới, và hao hao với Visvim – Takahiro Miyashita như 1 bà vợ trong gia đình cặm cụi gom nhặt những kí ức, những mảnh vụn vặt từ nơi mà ông tìm thấy nhiều cảm hứng nhất. Đất Mỹ. Những chiếc tivi cũ xếp chồng lên nhau, những con búp bê mắt thêu bằng nút, những đầu lâu nạm kim loại vv..vv
Còn sao lại là âm nhạc ư?
Chúng ta hay tìm hiểu cội nguồn của cái tên Number (N)ine – theo các nguồn thông tin sưu tầm thì cái tên này có nguồn gốc từ “Revolution 9”, bài hát của nhóm nhạc mọi thời đại The Beatles – ra năm 1968. Một ca khúc được sáng tác bởi Paul McCartney và cặp đôi lịch sử John lennon và Yoko Ono. Xuyên suốt bài hát “Revolution 9” là những âm thanh hỗn hợp và phức tạp – nhưng một điều rõ ràng nhất chính là sự lặp đi lặp lại của giọng 1 người đàn ông “NUMBER NINE, NUMBER NINE, NUMBER NINE”. (Các bạn nên nghe bài này).
Như Lennon đã giải thích – bài hát này như cái tên của nó, một cuộc cách mạng. Điều này đã truyền cảm hứng cho Takahiro Miyashita khi muốn thời trang mình làm ra sẽ là một cuộc cách mạng, và cái tên Number (N)ine ra đời. Một brand mang nặng về sự chú ý tỉ mỉ đến từng detail xuất hiện trên áo. Một sự kết hợp giữa họa tiết và chất liệu trên cùng 1 sản phẩm.
Quần áo mang vibe Americana, còn show của Number (N)ine lại mang nhiều tính âm nhạc của các thần tượng của ông bao gồm Nirvana, Johnny Cash và cả The Beatles. Đó là điều khác biệt của những vị tiền nhiệm như Rei Kawakubo, Yohji Yamamoto – thế hệ sau như Takahiro Miyashita hay Jun Takahashi – đó là quần áo của thế hệ sau thế hệ Vàng Nhật Bản chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa đương đại và hơi thở của những người trẻ. Punk/Rock/Pop/Country và phim ảnh, điều này không khó ngạc nhiên khi chúng ta coi các sản phẩm của UNDERCOVER hay Number (N)ine đều có những collection thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc từ phim ảnh và âm nhạc của thập niên 80s 90s.
Năm 2009, Takahiro Miyashita đã rời khỏi Number (N)ine – sau khi trình làng the last collection mang tên “A closed Feeling” (F/W 2009). Một cái kết buồn mà đẹp cho Miyashita – ngay cả nền nhạc chính cũng từ album “Let it be” – album thứ 12 và là cuối cùng của The Beatles.
Takahiro Miyashita hiện tại đang hoạt động cùng thương hiệu mang tên mình TAKAHIRO MIYASHITA The Soloist – Number (N)ine vẫn còn hoạt động, còn ra thêm dòng sub mang tên N(N). Được đùng dể tôn vinh những gì thành công nhất của Takahiro Miyashita khi còn ở Số 9 – nhưng người cha đã đi, làm sao linh hồn còn ở lại được.
Search