TỪ ĐÔI GIÀY GUCCI BASKETBALL “LIMITED” – CÁC HIGH FASHION BRANDS ĐANG CƯỜNG ĐIỆU VÀ LỢI DỤNG VĂN HÓA NHƯ THẾ NÀO?
Có một bạn hỏi mình rằng “Xu hướng của sneaker năm nay ra sao?”. Thì hiện tại với thị trường hiện tại, tất cả mọi thứ đều mang màu “Sống với hiện tại – Làm tốt những gì đã có”. Từ khoảng năm 2019 – 2020, với sự bùng phát của dịch bệnh cũng như “Lối sống yêu bản thân hơn, quan tâm bản thân hơn” từ những người trẻ thì dựa vào khả năng của thị trường cũng như các runway collection cùng thời điểm đó, thì suy đoán sẽ là sự trở lại của những dòng sneaker runner, các dòng nghiêng về performance song hành cùng xu hướng Outdoor (Trekking, Climb – Đi bộ leo núi) và sự soái ngôi của các dòng boots với việc Gen Z sẽ ưa chuộng sử dụng boots nhiều hơn là Sneaker. Nhưng có lẽ mình chỉ đúng về phần boots ( 1 dạng những đôi giày mà ai yêu thích cũng phải có trong tủ đồ) còn các đôi giày mới – những kiểu dáng mới thì không được ưa chuộng nhiều cho lắm. Một phần vì diễn biến dịch căng thẳng nên các hoạt động ngoài trời cũng bị giảm sút đi nhiều ( Do cách li xã hội), một phần vì những thiết kế đó quá mới nên cách tiếp cận cũng hoàn toàn khác. Những đôi giày mặc dù rất bùng nổ trên mạng xã hội như Nike ZoomX VaporFly Next% 2, Nike Go FlyEase.. cũng chưa có thể tạo đè lại vị thế của những cái tên đã vốn dĩ thống lĩnh thị trường trong hàng thập kỉ như Airforce 1, Stansmith, Superstars, Dunk SB cùng sự trở lại mạnh mẽ của các dòng Retro của New Balance… 2021 – tiếp tục là một năm “Bình ổn” “Chung chung” về xu hướng giày.
Và nó một phần cũng có tác động từ các thương hiệu Thời Trang Cao cấp.
Để lấy ví dụ cụ thể nhé, người đàn ông đến từ Gucci House – Alessandro Michele, mới ra một đôi giày Basketball ( Basketball Sneaker). Với đầy sự tôn trọng tới Alessandro Michele, nhưng cá nhân mình vẫn không thể nào chấp nhận cái sự “Cường điệu” và “Lợi dụng văn hóa” này của Gucci nói riêng và các thương hiệu thời trang cao cấp cả.
Gucci Basket được miêu tả là một phiên bản đầy màu sắc, với các phối màu hợp tình hợp cảnh với cái sự “Hoa lá cành” thường thấy của Gucci Alessandro Michele. Đôi này này chỉ được phân phối riêng cho thị trường Bắc Mĩ với 5 phối màu khác nhau. Làm việc cùng Dominic “The Shoe Surgeon” Ciambrone , một trong những người đang lead team The Shoe Surgeon chuyên về bespoke và handmade/custome footwear tại Los Angeles thì đôi giày sử dụng các chất liệu cao cấp, những loại vải dệt giả da tên là Demetra thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, lợi nhuận của việc bán đôi giày này sẽ được đưa tới trường Oakland School of the Arts. Và đôi giày được bán với giá $950.
$950 cho một đôi giày mang tên là giày Basket? Overprice – too much Overprice. Dẫu rằng có cái giá thành đó do giá trị thương hiệu Gucci, chất liệu Sustainable/thân thiện với môi trường và mục đích cho cộng đồng kèm theo là Limited – được làm thủ công thì nó vẫn chỉ là “Con Cờ” – là “Công cụ Thương hiệu”, “Công cụ lợi nhuận” cho các nhãn hàng cao cấp. Một số tiền gần $1000 cho một đôi giày lai căng giữa Air Jordan, adidas Classic basketball Shoes, 1 chút Supra Hightop, 1 chút “gì đó”.. nữa thì thấy Gucci chỉ đơn giản là “Làm giá” thị trường. Một sự “Chiếm đoạt/Lợi dụng” văn hóa sneaker truyền thống để làm những đôi giày “Cao cấp” gắn mác “Limited” để thu hút Gen Z mà thôi. Có lẽ hơi vô duyên khi mà tung 1 đôi giày “Same Same but No Different” từ nhãn hàng cao cấp thì Gucci đã nhồi nhét thêm các yếu tố như chất liệu cao cấp, vì cộng đồng. Đây là 1 điểm mà mình luôn nói “Sustainable là 1 công cụ marketing và kinh doanh” của thời trang.
Đây không phải là lần đầu tiên, các thương hiệu thời trang cao cấp “Cóp nhặt” các mẫu giày kinh điển và làm giày của riêng họ với mức giá cao gấp x2, x3 lần. Vetements, Offwhite, Balenciaga, Saint Laurent Paris… đều từng làm việc đó với các mẫu Stan Smith, Air Jordan, Converse.. Mặc dù không vi phạm về tác chế vì một số điều chỉnh nhất định – Nhưng hẳn ai nhìn vào cũng biết là đôi – giày – đấy – là – của -ai?. Đánh trúng tâm lý “Gần gũi văn hóa Sneaker” và lợi dụng tâm lý “Hypebeast, Luxury” thịnh hành của Gen Z thì các highendfashion bỏ túi 1 đống tiền từ việc lấy giá trị của Sneaker Culture.
Theo kinh nghiệm của bản thân, mình từng kinh và đi rất nhiều đôi giày từ các hãng thời trang cao cấp (Sneaker nhé, không phải Boots) và một điều mình chắc chắn rằng – không có đôi giày nào có thể mang được sự êm ái cho các bạn như các sneaker đến từ các footwear brands chính thống cả. Êm nhất với mình chắc chỉ có Balenciaga Speed Runner, còn nào những Triple S, Gucci Flame (Và kể cả Tabi Maison Margiela Sneaker nữa) blah bloh.. khá là cứng chân. Đáng với đồng tiền không? Cái này tùy cảm nhận của mỗi người vì chúng ta mua là do thương hiệu, là do tính thời trang độc quyền nhưng đáng với cái chân của chúng ta không. Thì mình đảm bảo là không . Điều này rõ ràng vì các thương hiệu thời trang chỉ mạnh về sản xuất những thứ liên quan đến thời trang hoặc có thế mạnh về 1 dòng boots nhất đinh, còn sneaker thì công nghệ của Nike, adidas, Puma hoàn toàn vượt trội và performance của các dòng giày đó đã được chứng minh theo thời gian.
Khi mà cơn bão Thời trang đường phố thổi bùng vào năm giai đoạn 16- đầu 2019 thì sneaker trở thành một phần tất yếu của thời trang và các nhãn hàng cao cấp đã thấy khoảng trống trong việc hoàn thành 1 look/ 1 set trang phục “hoàn hảo” từ A đến Z của mình. Nó cũng giúp họ kiếm thêm 1 đống tiền trong việc thuyết phục dễ dàng đối tượng khách hàng tiêu dùng trung thành và tiềm năng bằng việc “Ton-sur-ton” Brand. Nhưng cũng từ đó, sự nhập nhằng và “Lạm phát giá trị thật” của đôi giày được đẩy lên cao hơn bao giờ hết – có thể nói hơi tiêu cực một tí là Các Hãng thời trang cao cấp đang bóp nghẹt nền văn hóa sát mặt đất – Sneaker Culture.
Rõ ràng – các highend fashion luôn giỏi trong việc tạo xu hướng, tạo trend và khiến cả thế giới thời trang xoay quanh trục chính là mình. Điểu đó đồng nghĩa là các đôi giày của họ làm ra – như mình đã đề cập trước – vốn được tạo ra bởi “Cảm hứng” từ những mẫu giày nổi tiếng và timeless, cũng được “Thị trường hóa” dùm. Thời đại này Gen Z chạy theo xu hướng, chạy theo brandname nên chỉ có mua – mua và mua, điều này khiến văn hóa, những background story của những OG sneaker bị lu mờ theo mà “Xoắn” theo mainstream của các highend fashion. Một dạng “Chiếm dụng văn hóa” thực thụ.
Do họ là hãng thời trang cao cấp nên giá trị của sneaker mà họ sản xuất chắc chắn là phải cao. Cao hơn rất nhiều so với 1 đôi giày thông thường – nhưng giống như Bất động sản vậy – nó tạo ra “Bong Bóng Ảo” trong giá trị sneaker và khiến cho những đôi giày được yêu thích bây giờ một trong những tiêu chuẩn “Được yêu thích” là “Giá trị trên thị trường phải cao, phải flex”. Đó là hệ quả.
Các footwear brands cũng nhận thấy được điều này nhưng họ không thể nào chạy theo phần Fashionable quá mà quên đi mất cái giá trị cốt lõi của 1 đôi giày – Hiệu Năng/ Performance. Để cân bằng điều này thì họ sẽ phải làm 1 điều mà chúng ta luôn thấy trong thị trường ngày nay. Đó là “Collaboration” – “Collaboration” và “Collaboration”.
Dĩ nhiên, các hãng Nike/adidas/Puma cũng chẳng phải là kẻ tay mơ gì. Họ hoạch sẵn một chiến lược cân bằng giữa hai mảng thị trường Mass/Niche của mình. Bằng việc collab với các ngôi sao tên tuổi, những người đang tác động tới Gen Z thì các thương hiệu giày bang thẳng vào mặt thị trường bằng các mẫu giày họ đã làm tốt trước đó, đã có chỗ đứng trước đó. Và số tiền thu lại là khổng lồ.
Nike x Travis Scott, Nike x G-Dragon, adidas x Kanye etc…
Các footwear brand cũng góp phần tăng “Lạm phát” cho đúng xu thế với việc nhảy vào sân chơi của giới Thời trang Cao cấp bằng việc chính “Crossover” – collab chéo với các thương hiệu nổi tiếng như Nike x Dior, adidas x Prada, nike x Offwhite, Bape x adidas vv. Để tạo hiệu quả đám đông và muốn chính tay mình hoàn thiện “hệ sinh thái” của HighFashion.
TUY NHIÊN, để chạm tới mass market/số đông thị trường thì các nhãn hàng giày không thể nào đưa ra 1 mẫu quá mới, quá khó khăn để thiết kế hoặc quá lạ so với thị trường cho nên họ chỉ cung cấp những mẫu giày an toàn, những mẫu giày dễ mang. Và thế là tạo thành 1 vòng khép kín khi những đôi giày “Cũ” luôn được retro, reinnovate và rebuild liên tục. Có mặt tốt nhưng cũng có mặt hại, đó là sự “Bội thực về Thiết kế Ăn Liền” nhưng “Thiếu đói về sự sáng tạo”
Và một mặt – kén chọn hơn, ít được nhiều người quan tâm hơn. Đó là được thiết kế bởi các fashion designer nổi tiếng. Dựa trên các bản mẫu nguyên gốc của những đôi giày vốn dĩ trôi vào dĩ vãng hoặc không quá nhiều người trẻ biết, Nike – adidas (mà thông thườn là Nike) hợp tác với các đầu ngành, những cái tên đình đám trong thời trang và có chất riêng của họ như Chitose Abe (Sacai – Nike Waffle) hay Matthew William (Alyx - Givenchy) và Yoon (Ambush), Jun Takashi (Undercover) để ra những kiểu giày thời trang hơn, mang tính đột phá hơn. Bên cạnh đó, chiêu bài đưa các thiết kế mới của hãng giày được “Tinh chỉnh và Thời trang hóa” bởi các Fashion Designer từ các HighFashion Brand cũng là 1 cách để khiến các footwear brands “nhập cuộc” ngang hàng với sân chơi. Và cá nhân mình thì thấy việc này còn đáng chấp nhận và ổn áp hơn là mấy ông thương hiệu thời trang cao cấp cứ làm ra mấy đôi sneaker nửa nạc nửa mỡ bán giá cao vút trên trời.
Và đó là – bạn có thể thấy, xu hướng của năm nay cũng khá nhập nhằng. Có chăng là việc những mẫu giày timeless, mẫu giày nổi tiếng vẫn chiếm thế vượt trội hơn mà thôi. Như Virgil Abloh vừa công bố 50 mẫu dunk chỉ khác màu và dây buộc thôi í =)).
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
「nike go flyease」的推薦目錄:
- 關於nike go flyease 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於nike go flyease 在 天下雜誌 Facebook 的最佳貼文
- 關於nike go flyease 在 美麗佳人 Marie Claire Taiwan Facebook 的最佳解答
- 關於nike go flyease 在 NIKE GO FLYEASE-PTT/DCARD討論與高評價商品-2021年11月 的評價
- 關於nike go flyease 在 NIKE GO FLYEASE-PTT/DCARD討論與高評價商品-2021年11月 的評價
- 關於nike go flyease 在 Today's Best Music K945 - New Nike GO FlyEase Shoes 的評價
nike go flyease 在 天下雜誌 Facebook 的最佳貼文
【一雙兼顧性能和美觀的身障友善鞋】#適應服飾
2 月 1 日,Nike 在美國公開他們的最新鞋款 GO FlyEase,這是 Nike 推出首雙「不需要雙手幫忙穿」的運動鞋,只要將腳放進鞋中就能輕鬆「滑」進去,沒有鞋帶、也沒有魔鬼氈。
FlyEase 系列的最初靈感,並不是為了滿足當代都市人的生活方式,而是讓手腳不便的障礙者,能不靠他人輔助,自己輕鬆地穿上球鞋。這類為障礙者設計的服飾,多被稱為「適應服裝」(adaptive clothing),也被稱為「特殊需求服裝」(special needs clothing)。
適應服飾的重要性,不只在於「便利」,更具有的社交意義。長期撰寫障礙者時尚的部落格作家 Stephanie Thomas 就曾經表示:「如果人們不將障礙者視為時尚消費者,他們的需求就不會被考慮、被滿足。我們必須改變大眾對障礙的觀感。我們必須改變這個對話。」→
● 這裡看下篇:【無障礙時尚】你是否想過:視障者如何化妝?美妝產品通用設計崛起,讓美不再是特權 >> bit.ly/3pXsvP3
▍最新《世界人才在台灣》季刊入手 >> bit.ly/3pQtPE7
▍線上書展優惠,2021 全新季刊這裡訂 >> bit.ly/3cmoa4z
nike go flyease 在 美麗佳人 Marie Claire Taiwan Facebook 的最佳解答
【#mc愛鞋控】總算不用彎腰穿鞋
售價這邊看>>>https://bit.ly/2ZXE1iM
#marieclairetw #wow #NIKE
nike go flyease 在 NIKE GO FLYEASE-PTT/DCARD討論與高評價商品-2021年11月 的必吃
NIKE GO FLYEASE 找NIKE GO FLYEASE相關商品就來飛比. ... <看更多>
nike go flyease 在 Today's Best Music K945 - New Nike GO FlyEase Shoes 的必吃
ICYMI this morning on the #KRise...Tosh & Tony were talking the new Nike GO FlyEase shoes. Would you buy ... ... <看更多>
nike go flyease 在 NIKE GO FLYEASE-PTT/DCARD討論與高評價商品-2021年11月 的必吃
NIKE GO FLYEASE 找NIKE GO FLYEASE相關商品就來飛比. ... <看更多>