HIPHOP LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA STREETWEAR – NHƯNG STREETWEAR KHÔNG PHẢI LÀ HIPHOP.
Đúng vậy, trong thời gian gần đây có rất nhiều bài báo nêu lên một cuộc tranh cãi “Về việc ăn mặc của sinh viên Đại Học V”. Bỏ qua việc các bạn ăn mặc “Đẹp” hay “Không đẹp” (Hôm qua mình có một bài nói về việc mặc trong học đường rồi ấy) – hãy nói đến sự “không đúng lắm” khi các kênh truyền thông “lầm tưởng” về phong cách mà các bạn đang mặc. Và như các bạn có thể thấy, từ “Hiphop” được xài như một keyword để miêu tả cho outfit các bạn đang mặc.
Không đủ - hoàn toàn không đủ, nếu không nói là sai. Ngay cả những bạn trẻ đã chơi thời trang đường phố một thời gian khoảng từ 1- 2 năm cũng chưa chắc đã rõ về “Hiphop” và “Streetwear”. Huống chi là những người không nằm trong cộng đồng này, họ sẽ có cái nhìn sai lệch về hai khái niệm trên và thông qua bài viết, sẽ đánh đồng với nhau. Khi mà nhà đài đã link vào 2 cơn sóng thổi bùng rap thành popculture tại Việt Nam là “RapViet” và “KingOfRap”, đẹp thì không sao – nhưng thử ăn mặc không hợp lí thì chắc chắn sẽ có những comment như sau:
“ Hip với chả Hop. Lố lăng”
“Hiphop gì ăn mặc như thằng dở hơi”
Việc văn hóa “Hiphop” bị đổ tội một cách oan ức như thế, mình không cam lòng. Mà ngay cả những bạn xuất hiện trong bài báo đó một cách vô tình (Không phải các bạn ấy cố ý nhé) thì cũng chẳng phải là thuần hiphop nữa. Thế thì công sức xây dựng văn hóa hiphop cũng như cách ăn mặc đi theo từng mảng trong hiphop OG và tân thời như breakdance, Graffiti, Skateboarding sẽ bị “đánh đồng” à. Hẳn những anh/chị hoạt động mạnh về hiphop – sẽ phải rất bận tâm về cái cách dùng từ vô tội vạ của những người không đến từ đường phố kia.
Đầu tiên, mình khẳng định luôn là cái thời trang mà các bạn trong hình mặc không phải là phong cách “Hiphop” mà hãy liệt vào “Streetwear/Streetstyle” hay “Thời trang đường phố”. Trong case này, hiphop không có tội gì để mà bị gọi tên như thế.
Vậy ranh giới nó là gì?
Như tiêu đề, Hiphop là một trong những nguồn gốc của streetwear – Nhưng Streetwear không phải là hiphop. Hãy nghĩ đơn giản rằng, Streetwear là gì – là wear (Mặc/quần áo) trên Street (Đường phố). Vậy thì mặc trên đường phố sẽ khác mặc trong một không gian bó buộc như studio, office/văn phòng hay class/lớp học chứ. Đường phố mà – đường phố tự do tự tại. Vậy Streetwear là tất cả những gì chúng ta đang mặc trên đường phố này. Thoải mái, không đỗi cầu kỳ mang tính cá nhân và trông thật thời trang (Theo mindset của riêng mỗi người).
Vậy tại sao bài báo kia lại nhầm lẫn?
Đó là vì có thể xem hiphop là cội rễ của streetwear. Vào những thập niên năm 1980s, khi mà thời trang lúc đó thịnh hành chính là high-end hay haute couture. Sự cầu kỳ và chi tiết ăn vào máu của giới fashion, lúc đó “Fashion” nghĩa là “Văn hóa xa xỉ dành cho bậc trung lưu, thương lưu”. Thì tại đây, một countercultures – một làn sóng văn hóa phản văn hóa trỗi dậy. Nó đền từ graffiti, hiphop, skateboarding và surf.
Cái phản văn hóa này đến từ những người trẻ, thích hoạt động ngoài trời và làm những thứ “Streetart” hơn là việc cầu kì quá nhiều trong thời trang. Họ đơn thuần là chỉ mặc những chiếc tees, hoodie in slogan/biểu ngữ của họ. Đúng vậy – mình đang nhắc tới tượng đài của thời trang đường phố đó, Shawn Stussy – founder của Stussy. Dapper Dan – huyền thoại của streetwear bây giờ nói riêng và văn hóa hiphop nói chúng, trong công cuộc chế giễu những thương hiệu thời trang lớn bằng cách tạo ra các sản phẩm Parody đã tạo nên một cơn sốt tại Harlem, NewYork. Từ đó, các rappers hay các nghệ sĩ Hiphop dưới vai trò quan trọng của Dapper Dan dần có phong cách riêng của mình và xuất hiện đầy rẫy trên các nẻo đường của NYC. Streetwear dần dà phát triển.
Tại mặt trận Châu Á – khi Dapper Dan là niềm cảm hứng thì tại đây Hiroshi Fujiwara, Nigo và Jun Takahashi lại lập nên một đế chế đường phố của riêng mình.Với Nowhere thì Nigo đã chế tạo thành công đứa con đậm đường phố mang tên A Bathing Ape mà mình đã viết rất nhiều lần.
Như một ngọn lửa cháy âm ỉ, streetwear dựa trên nền tảng những gì mình vừa nêu lên “đốt dần” và thay đổi từ từ văn hóa đại chúng. Từ Thời trang, âm nhạc, nghệ thuật – tất cả, được thúc đẩy bởi không chỉ những người trong hiphop mà những nghệ sĩ khác. Các bạn có nhớ tới Andy Warhol không ? Cha đẻ của PopArt, và cảm hứng đó đến từ đâu – từ đường phố. Cho nên nhiều brand fashion sau này lấy cụ Andy và những tác phẩm của cụ làm sản phẩm thời trang, tính đường phố đậm đầy trong đó. Từ slogan, hình ảnh biểu ngữ, văn hóa đương đại trong đó. Tất cả gộp lại – thành “Streetwear”.
Trước giờ, quy chuẩn của ngành công nghiệp thời trang và chuỗi dây chuyền liên ứng đi theo một đường tên chỉ xuống. Nghĩa là CEO muốn gì, fashion designer làm theo và sáng tạo – sản xuất sản phẩm, chạy runway, thuyết phục người mua và tạo xu hướng. Streetwear thì làm ngược lại, cộng đồng muốn gì thì tao sẽ làm thứ đó để thể hiện tiếng nói dân chủ, tiếng nói của cộng đồng.
Giai đoạn 1990s – 2000s, thị trường có tiếng nói riêng hơn, người ta – đặc biệt là giới trẻ ngày càng có cá tính mạnh mẽ và nêu lên cái tôi của họ. Những cách tổ chức thời trang truyền thống vẫn tổ chức, vẫn hiệu quả nhưng cũng chỉ gói gọn trong giới trung lưu/thượng lưu. Internet xâm nhập, ý kiến của thị trường ngày càng trở nên mạnh mẽ - trở thành chủ động chứ không phải bị động.
Từ đôi giày, cái quần, cái áo – những thương hiệu streetwear mang âm hưởng của văn hóa hiphop phát triển mạnh. Như Stussy, Supreme, Bape, Palace đi một đường mũi tên chỉa thẳng lên trời làm những gã nhà giàu hoảng loạn. Họ cảm thấy khách hàng giờ yêu thích streetwear hơn cho nên đó cũng là một phần lí do vì sao mà chúng ta có collab Supreme x Louis Vuitton, Virgil Abloh trở thành menswear designer của LV mà vốn dĩ ông là một kẻ tay ngang và khởi hành cũng streetwear. Những gã buôn đã nhận thấy miếng bánh béo bở này mà nhúng tay vào, thế là chúng ta được “Streetwear” trở thành một văn hóa đại chúng, một từ để miêu tả fashion 2017-2018 nhưng cũng làm phức tạp về “Streetwear” hiện tại.
Có thể chia bao gồm 4 mục chính như sau:
1. Original Streetwear. Như những gì họ đã, đang và vẫn làm. Sản phẩm thời trang của họ đúng nghĩa từ những ngày streetwear manh nha. Đơn giản, dễ mặc, slogan biểu hiện.
2. Sportwear. Yeah, các bạn có thể đọc thêm về athleisure của mình
3. Nửa chừng xuân. Một khoảng ngách khi mà những designer muốn sản phẩm của họ vừa đường phố mà trông lại sang (Virgil/Offwhite) hay (Demna/Vetements/Balenciaga) (Gosha Rubchinsky).
4. Luxury. Khi mà những thương hiệu nhúng tay vào làm streetwear (Tiêu biểu là Gucci giai đoạn đầu).
Do đó, bức tranh streetwear hiện tại khá hỗn loạn và đa dạng. Nó không phải là Hiphop mặc dù Hiphop là nguồn rễ của mọi chuyện. Cho nên các bạn đừng đánh đồng nhé.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...