#HannahEdApplyTips 07 LỖI LOGIC KHI XIN HỌC BỔNG THẠC SỸ/TIẾN SỸ: TẠI SAO TƯ DUY LOGIC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG?
“Tư duy logic (logical thinking) được hiểu là ‘là một cách sắp xếp và sử dụng thông tin. Các vấn đề hoặc tình huống liên quan đến tư duy logic đòi hỏi tư duy cấu trúc (structure), nắm rõ các mối quan hệ giữa các sự kiện (facts), và khả năng tạo ra các liên kết (chains) trong lập luận để tạo ra ý nghĩa’ (Karl Albrecht 1984: 3). … Tư duy logic có vai trò nền tảng đối với tất cả các bước và các nhiệm vụ trong việc ứng tuyển học bổng, bắt đầu từ việc tập hợp hồ sơ, xây dựng các thành phần của hồ sơ như viết SOP (statement of purpose), chuẩn bị LOR (letter of recommendation), làm các bài luận (essays), viết đề cương nghiên cứu (research proposal), cho tới việc nộp hồ sơ, và chuẩn bị phỏng vấn. Có nghĩa là, bạn không chỉ cần thể hiện tư duy logic ở việc viết, mà còn trong phỏng vấn, và ở cả việc thực hiện các tác vụ mang tính văn phòng (sắp xếp, tập hợp file, hay format văn bản).”
Đây cũng chính là phần mở đầu mà Anh Kiên Nguyễn, PhD Student ở ĐH Monash mới chia sẻ, chị thấy bài viết rất hữu ích đối với các bạn Schofans chuẩn bị khi làm hồ sơ du học. Mời mọi người cùng đón đọc nhé ❤
“Bài viết này tương đối cơ bản, dành cho các bạn ứng tuyển học bổng cả bậc thạc sỹ và tiến sĩ. Dĩ nhiên, các bạn ứng tuyển các học bổng ngắn hạn khác cũng có thể tìm thấy đôi điều có ích. Sau đây, mình tổng kết thành 7 lỗi logic cơ bản khiến hồ sơ của bạn dễ thất bại.
1. Không tuân theo trật tự đã cho
Cứ tưởng tượng, bạn vào nhà hàng và gọi điểm tâm và món chính, nhà hàng mang ra món chính rồi sau đó mới điểm tâm. Đó là một lỗi logic sơ đẳng. Công việc ứng tuyển học bổng cũng vậy. Luôn đầy những nhiệm vụ cần phải sắp xếp tác vụ và mọi thứ theo một trật tự logic đã cho – tức theo yêu cầu của học bổng. Lấy ví dụ một công việc nhẹ nhàng nhất là tập hợp các bản mềm cho một bộ hồ sơ. Với việc hiện nay các hồ sơ chủ yếu nộp online, các thành phần của hồ sơ đều có thể nộp dưới dạng bản mềm (file điện tử). Nếu yêu cầu của học bổng là gửi hồ sơ của bạn tới địa chỉ email của hội đồng học bổng thì việc bạn sắp xếp các files này trong thư gửi lại là rất quan trọng. Không cẩn thận, bạn có thể bị loại ngay từ vòng ngày.
Ví dụ: Một học bổng PhD yêu cầu bạn phải nộp một hồ sơ gồm các thành phần sau: certificates and academic transcripts, certified proof of citizenship status, proof of residency status, evidence of English language proficiency, contact details for two Academic Referees, research case, research proposal, and list of research output.
Khi nộp lại bạn được yêu cầu gửi một tập (folder) tài liệu gồm các thành phần trên. Nhiều bạn không chú ý đến việc đơn giản này và gửi lại một folder để các file lẫn lộn. Máy tính sẽ tự động sắp xếp các file theo bảng chữ cái. Và như thế người nhận sẽ không nhìn thấy được một trật tự các file như họ yêu cầu. Điều này khiến họ rất mất thời gian để check xem liệu bạn có bị thiếu file nào không. Và nếu họ bỏ qua gửi lên hội đồng cao hơn, bạn có thể bị chấm thất bại.
Do đó, trong một folder, bạn cần biết sắp xếp nó thành thứ tự như học bổng đưa ra. Chẳng hạn, cách đánh số đơn giản giúp bạn duy trì trật tự file theo đúng yêu cầu học bổng:
1_Certificates and academic transcripts
2_Proof of citizenship status
3_Proof of residency status
4_Evidence of English language proficiency
5_Referees contact details_Mr A & Ms B
6_Research Case
7_Research Proposal
8_Research Output
Với cách sắp xếp có đánh số, các bạn có thể zip toàn bộ files trong hồ sơ và gửi đi. Khi gửi đi, người nhận sẽ nhận được bộ hồ sơ mà các files được sắp xếp theo đúng trật tự họ yêu cầu.
Bên cạnh việc rất đơn giản như sắp xếp file điện tử, lỗi không tuân theo trật tự định sẵn còn diễn ra ở nhiều hạng mục khác của học bổng chẳng hạn như việc làm bài luận. Đề bài cho sẵn những ý nào, theo trật tự gì là tương đối rõ, thì việc bạn viết bài luận để làm rõ những điểm đó cần theo trật tự đưa ra. Vấn đề này mình sẽ bàn sâu thêm ở một bài khác.
2. Sắp xếp không theo trình tự thời gian
Trình tự thời gian nói về việc sắp xếp sao cho cái nào sinh ra trước thì bỏ trước, cái nào sinh ra sau thì bỏ sau, hoặc ngược lại.
Chẳng hạn, chúng ta xem xét ví dụ sau. Một bạn ứng tuyển bậc PhD viết các nhiệm vụ đã thực hiện cho một vị trí gọi là ‘Facilities Assistant’ trong CV. Lúc đầu bạn ấy viết thế này:
(01) Supervision of the CPA Centre including room set-up and event coordination.
(02) Maintaining Audio-Visual equipment during events and meetings and acting as a trouble-shooter.
(03) Meeting and greeting attendees during events.
(04) Acting as a First-Aid and Fire Warden to ensure all OH&S and emergency procedures are followed.
Để thấy vấn đề về logic ở đây, bạn cần phải tìm ra cơ sở chung của các nhiệm vụ trên. Nếu các bạn chú ý, có thể thấy xuyên suốt các nhiệm vụ của bạn ý việc liên quan đến tổ chức sự kiện – events (ngoại trừ ý số 04). Một event thường có 3 giai đoạn chính – chuẩn bị, quản lý lúc event diễn ra, và quản lý sau event. Vậy 4 ý này có vấn đề gì?
- Ý 01 liên quan đến giai đoạn chuẩn bị (phòng ốc) cho event (1.1), nhưng lại bao gồm cả điều phối event (1.2)
- Ý 02 liên quan đến các vấn đề điều phối event gồm các vấn đề bảo quản và xử lý sự cố về equipment.
- Ý 03 liên quan đến khởi đầu event – đón tiếp khách mời.
- Ý 04 liên quan đến một nhiệm vụ khác không phải event.
Như vậy, bạn ấy đang vi phạm logic thời gian. Ý một về giai đoạn chuẩn bị ở đầu là đúng. Ý hai nói về điều phối event – tức giai đoạn giữa. Còn ý ba là thuộc giai đoạn khi event mới bắt đầu diễn ra, đáng lẽ cần được đặt trước ý hai thì lại để sau. Vậy, theo đúng trình tự thời gian ta có:
(01=I) Prepared for events including room set-up
(03=II) Coordinated events including greeting and meeting attendees.
(02=III) Maintained Audio-Visual equipment during events and meetings.
(04=IV) Acted as a First-Aid and Fire Warden to ensure all WHS and emergency procedures are followed.
Có một vài thành phần học bổng, chẳng hạn như khi bạn liệt kê các bằng cấp hoặc dự án đã làm trong CV, thì thông thường người ta liệt kê các bằng cấp hoặc các dự án mới đạt được trước, rồi đi lùi về các mốc thời gian cũ hơn.
3. Không đồng chất
Khi chúng ta trình bày các dữ kiện, nhóm vấn đề, chúng ta cần chú ý đến việc làm sao tạo ra sự đồng nhất giữa các thành phần ngang hàng. Một trong những lỗi logic phổ biến là cách sử dụng ngôn ngữ không thống nhất (inconsistent).
Trong ví dụ ở mục 2, có thể thấy, item 01 khác biệt với các items còn lại vì bạn ấy sử dụng danh từ (supervision) để mô tả nhiệm vụ, trong khi các items còn lại bắt đầu bằng danh động từ (V-ing). Vấn đề không phải cách dùng nào là sai, mà là dùng không thống nhất. Lỗi này tuy nhỏ, nhưng lại khá phổ biến và có thể đập ngay vào mắt người đọc.
Các lỗi tương tự như sử dụng lẫn lộn giữa Anh Mỹ và Anh Anh, hay lúc thì bôi đậm lúc thì in nghiêng, lúc đặt heading lúc không, v.v., nếu không phải phục vụ mục đích ‘highlight’ nào đó, thì hầu như đều tạo ra ấn tượng của không thống nhất và có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hồ sơ của bạn. Để sửa lỗi này thì các bạn cần chọn quá trình chỉnh sửa nhiều lần và nhờ người khác đọc hộ (proofread) để phát hiện lỗi.
4. Sắp xếp không ngang hàng
Khá gần với đến việc không đồng chất là việc sắp xếp không ngang hàng do xác định sai quan hệ tập hợp. Chẳng hạn, một bạn ứng tuyển thạc sĩ liệt kê các kỹ năng của bạn ấy như sau:
Leadership
Interpersonal
Teamwork
Critical thinking
Intemediate use of Epidata
Proficient use of MS Office (Word, PowerPoint, Visio, Excel)
Ngoài vấn đề về tính thống nhất (lúc thì có đánh giá về trình độ sử dụng – intermediate use, proficient use, lúc thì không), thì bạn này còn gặp phải vấn đề xác định sai quan hệ logic. Đáng lẽ A là tập con của B thì lại đặt A ngang hàng với B. Interpersonal skills (các kỹ năng liên cá nhân) là một tập hợp gồm nhiều các kỹ năng mềm gồm cả lãnh đạo và làm việc nhóm. Như vậy, chúng ta không thể đặt ngang hàng một tập hợp mẹ (interpersonal skill) với tập con (leadership and teamwork) được.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được hai ý cuối nói về dạng kỹ năng khác, không nằm trong interpersonal skills. Đó là các kỹ năng kỹ thuật/chuyên môn (technical skills). Do đó, điều cần thiết là phải phân biệt được các items thuộc nhóm nào, các nhóm này có quan hệ logic gì với nhau, và sau đó xếp đặt chúng vào một trật tự logic.
5. Tự giả định ngầm rằng A bằng/là B
Lỗi logic này liên quan đến việc bạn tự giả định ngầm rằng cái này bằng cái kia. Lấy ví dụ trong chương trình học bổng Chevening, khi chuẩn bị cho phỏng vấn có câu hỏi thế này: Tại sao bạn lại chọn học bổng Chevening (A)?
Một bạn trả lời:
(i) Vì chính phủ Anh (có hợp tác với chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực XYZ nên việc học của tôi sẽ giúp tăng cường hợp tác đó;
(ii) Vì các đại học Anh (C) là những đại học hàng đầu thế giới.
Trong cả hai câu trả lời này, chúng ta thấy đều không hợp logic vì bạn này đã thực hiện một giả định ngầm:
• Học bổng Chevening (A) = Chính phủ Anh quốc (B)
• Học bổng Chevening (A) = Đại học Anh quốc (C)
Mặc dù học bổng Chevening có liên quan mật thiết đến chính phủ Anh quốc và đại học ở Anh quốc, nhưng các thực thể này hoàn toàn độc lập và khác nhau (A#B#C). Học bổng Chevening chỉ là một trong những chương trình/hoạt động của Chính phủ Anh quốc, và học bổng này chỉ là một trong những con đường đến đến đại học Anh quốc. Việc bạn này trả lời lý do chọn học bổng Chevening bằng cách sử dụng hai thực thể B và C là sai về logic.
6. Thiếu logic hệ thống
Nếu xem toàn bộ hồ sơ xin học bổng của bạn là một tổng thể (hệ thống) thì mỗi thành phần từ thư giới thiệu, SOP, bài luận, CV, bảng điểm và bằng cấp, các giấy chứng nhận, kinh nghiệm làm việc, hay xuất bản phẩm là một bộ phận. Các bộ phận cần kết dính với nhau một cách biện chứng, nhịp nhàng, sao cho người đọc không thấy mâu thuẫn, khó hiểu.
Tuy điều này quan trọng như vậy, nhưng nhiều bạn lại xây dựng hồ sơ một cách thiếu nhất quán và khập khiễng. Một số lỗi sau có thể tìm thấy:
- TÊN của cùng một đề tài, dự án, hoạt động để mỗi nơi một kiểu, đặc biệt là khác biệt giữa LOR, CV, cover letter;
- SOP nói bạn có kinh nghiệm liên quan đến nghiên cứu vấn đề A, nhưng trong mục kinh nghiệm nghiên cứu của CV lại không đề cập đến;
- SOP nêu lên CHUYỂN ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU của bạn, nhưng các tài liệu khác đặc biệt là CV không thể hiện được bước chuyển này qua các sự kiện;
- Kể về cùng một sự kiện để làm ví dụ, bài luận nói một kiểu, phỏng vấn lại nói kiểu khác;
- v.v.
7. Cách tiếp cận logic không phù hợp
Về cơ bản, để biện hộ cho lý lẽ mình đưa ra (claim), bạn có thể sử dụng hai loại logic lập luận. Một là logic diễn dịch (deductive reasoning) và hai là logic quy nạp (inductive reasoning). Logic diễn dịch là logic đi từ các nguyên lý chung tới các trường hợp cụ thể nào đó. Ví dụ:
- (1) Nhìn chung, A là một người tốt bụng. Vì:
- (2) Lúc đi trên đường, A thường giúp người già đi sang đường
- (3) A thường làm từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ở đây, ý 1 là ý chung và nó được minh chứng ra ở ý 2 và ý 3 – là các ví dụ làm sáng rõ cho ý 1.
Logic quy nạp thì ngược lại, đi từ các trường hợp cụ thể tới một kết luận chung về các trường hợp đó.
- (1) A thường làm từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
- (2) Lúc đi trên đường, A thường giúp người già đi sang đường
- (3) Suy ra, A là một người tốt bụng.
Sau này khi các bạn viết luận hay viết văn academic, thì bạn có thể sử dụng logic nào cũng được, miễn là các ý phải mạch lạc và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong bối cảnh ứng tuyển học bổng, mình thường khuyên các bạn nên dùng logic diễn dịch. Vì logic này đi thẳng vào vấn đề nhanh hơn, giúp người chấm học bổng nhanh chóng nắm bắt được ý bạn muốn nói là gì (claim). Trong khi đó, logic quy nạp có thể khiến bạn đi mãi đi mãi mà chưa thấy kết luận ở đâu. Điều này càng trở nên bức thiết khi bạn trả lời phỏng vấn. Nếu bạn nói không rõ các ý và không rõ các trạng từ chỉ báo ý và từ nối chỉ báo chuyển ý thì càng làm người nghe khó nhận biết bạn đang ở đâu và vì sao bạn lại đến được kết luận như vậy.
CHỐT LẠI, mặc dù mỗi người chúng ta, với nền tảng văn hóa xã hội khác nhau, có lối tư duy logic riêng, nhưng nhìn chung, chúng ta đều chia sẻ những mẫu số chung trong việc suy nghĩ và nắm bắt tri thức. Có nghĩa là các thành viên trong hội đồng xét duyệt học bổng có những điểm chung trong việc nắm bắt thông tin với chúng ta. Do đó, sử dụng tư duy logic mạch lạc để trình bày và truyền đạt ý tưởng tới họ là cách an toàn, chắc chắn nhất để họ hiểu đúng ý mình và đánh giá đúng (chưa nói đến việc đánh giá cao) phẩm chất của mình.
Và CÁI HAY CỦA TƯ DUY LOGIC LÀ BẠN KHÔNG CẦN PHẢI CÓ THIÊN PHÚ, MÀ HOÀN TOÀN CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC THÔNG QUA KIÊN TRÌ LUYỆN TẬP. Nếu chú tâm đến logic và thực hành logic kể cả trong các tình huống hàng ngày chẳng hạn như đi phơi quần áo thì phơi quần với quần, áo với áo, thì bạn dần dần sẽ có một thói quen phản xạ logic đối với các vấn đề/tình huống phát sinh. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá hơn cho học bổng mà bạn lựa chọn. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn một phần nào đó trên con đường chinh phục ước mơ của mình. Nếu các bạn đi qua có thể góp ý dưới đây để cải thiện bài viết thì càng đáng quý.
📚 ☘️Các bạn muốn chuẩn bị xin học bổng có cả Thạc sỹ và Tiến sỹ cần hướng dẫn, mentor đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, review hồ sơ, tập phỏng vấn HannahEd luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa với các nội dung từ a=> z về tìm học bổng, làm hồ sơ trong đó có cả viết CV, LOR, essay, tập phỏng vấn nhé:
Lịch học mới nhất của các lớp: http://tiny.cc/HannahEdClass.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
❤ Like page, tag và share bạn bè nhé ❤
#HannahEd #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #HannahEdSuccessfulstories #HannahEdOnlineClass #HannahEdMentorshipprogram
format of essay 在 thefamily.uk Facebook 的精選貼文
Alhamdulillah, another achievement unlocked! This term in English, we have been looking by the classic book 'Of Mice and Men' by John Steinbeck. It’s a book set in 1930s America, describing the life of two friends that are farm workers. My class enjoyed reading the book together a lot, and we’ve been set multiple tasks on this book, so as a grand finale, the teacher decided to set us a big task to round it all up.
Our final task was to create a piece of writing based on the book as a whole - we were given a choice between a review, an analytical essay, a composition or story. This was a big task, so of course, I wanted to make sure that I gave it my all! Then I got to thinking, why couldn’t I write a poem instead? It wasn’t one of the options that the teacher had given us, but I really love writing poems! Presenting my work in the form of a poem would enable me to give it that extra oomph!
So I asked my teacher whether or not a poem would be OK, and surprisingly, he told me that the format would be fine. So I got to work! The scenario was based on the end of the book, and my poem told the story of the events that I imagined would happen after how the book ended. Submitting the poem to my teacher, I was feeling pretty confident about it - plus, I was the only student who submitted it in the form of a poem! And so I waited until the day we got our results back…and I found out that I had been awarded an A+ for my work!
Alhamdulillah, I was over the moon to see that all my hard work had paid off! I was really pleased, both with my poem and the acknowledgement that my teacher had given me for it. Seeing his comments on my poem gave me such a boost of encouragement - as if me already being in love with poetry was not enough, now knowing that my poetry was enough to cause others to write such words about it overwhelmed me with even more drive to continue!
All this has motivated me to share my poem with all of you. I hope that you enjoy my work, and that it gives you inspiration to write some poetry yourself - in my opinion, one of the most artistic and rewarding forms of writing there is!
Love poetry,
O. Mukhtar O. Mukhlis
#theomarmukhtar
#AnotherDeadMouse 🐁
format of essay 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
KINH NGHIỆM VÀ TIPS THI MANAGEMENT TRAINEE!!!
Alo alo các bạn sinh viên follow page có biết tới các chương trình Management Trainee không nhỉ? Đây là các chương trình trong vòng 1.5-2 năm sau khi tốt nghiệp, cho phép các bạn rotate (luân chuyển) qua các phòng ban như Finance, HR, Operations, Marketing, Logistics, ... và sau 2 năm sẽ lên Manager. Quá xịn luôn đúng không nè? Một số tập đoàn lớn có chương trình MT là Unilever, Nestle, Cocacola, Pepsi và Shopee nè. Và một điều đặc biệt mà mình nghe ngóng được là lương MT ở Việt Nam hơi bị đỉnh đấy ;) nghe muốn xỉu, chỉ muốn bỏ Facebook về Việt Nam thi MT thui hichic. Nhân đây mình chia sẻ lại bài về kinh nghiệm thi MT, có thể áp dụng cho các công ty về Management Consulting như Big 4, McKinsey và BCG luôn nha!
__________________
Section 1 – Hãy ghi nhớ tất cả những gì mình viết trong CV
Lại phải nhắc đến một chút về CV. Có một điều bạn cần phải ghi nhớ đó là “Hãy ghi nhớ tất cả những gì mình viết trong CV”. Bởi một trong những nguồn tư liệu quan trọng mà người phỏng vấn (PV) sẽ dựa vào đó để đặt câu hỏi cho bạn chính là CV/Resume mà bạn đã nộp.
“Đừng để CV – thứ vũ khí “tối thượng” mà bạn đã tạo ra để gia nhập cuộc chiến MT, trở thành “gót chân Achilles” của mình.”
Khi người PV lấy ra 1 chi tiết trong CV để hỏi, chỉ cần thấy bạn ấp a ấp úng, nói trật lất hoặc khi đào sâu mà phát hiện bạn làm quá lên so với thực tế là chắc chắn mất điểm rồi đó. Vì thế, 1 ngày trước buổi PV, hãy lôi CV ra đọc lại.
Một số công ty sẽ không yêu cầu nộp CV ở vòng Nộp đơn mà là điền thông tin online, viết essay để trả lời câu hỏi mở. Vậy tip là:
Đừng vội điền trực tiếp lên online platform của họ mà hãy đánh câu trả lời đó vào file Word và lưu lại, sau đó copy-paste lên platform.
Bằng cách này, bạn có thể xem lại file câu trả lời để ôn bài trước khi PV.
Section 2 – Viết đúng sự thật và vừa đủ thông tin trong CV
Interviewer thường chỉ đọc lướt qua CV của bạn và hỏi về một số điểm nổi bật mà họ tò mò, hoặc để hiểu hơn về con người bạn, đồng thời double check xem những điều bạn viết có phải là sự thật hay không. Vì thế, khi viết CV/Resume, hãy trình bày đúng và đủ thông tin, đừng viết quá nhiều mà lại lan man, không cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm mà họ đang tìm kiếm ở 1 người ứng viên phù hợp. Tip là:
“Chỉ để vào CV những thông tin mà bạn chắc chắn rằng mình sẽ có câu chuyện để nói về nó.”
Trong CV, rất nhiều bạn hay băn khoăn không biết nên để công việc hay activity nào vào mục “Kinh nghiệm làm việc”, thì lời khuyên là hãy để vào đó những cái nào mà bạn có hẳn một câu chuyện đằng sau đó để chia sẻ, mà câu chuyện đó phải:
– Có nhiều chi tiết để đào sâu thêm, đủ để cover cho những câu “Follow-up question” mà interviewer có khả năng hỏi.
– Thể hiện được con người bạn là ai như tính cách, quan điểm sống, kỹ năng mềm (VD: kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo…)… một cách tích cực.
– Bài học mà bạn rút ra được
– Liên quan đến vị trí hay phòng ban mà bạn ứng tuyển (sẽ là điểm cộng lớn). VD: bạn ứng tuyển vào phòng Marketing, thì hãy để vào CV những kinh nghiệm liên quan đến Marketing để sau này có cái mà chia sẻ khi PV
Section 3 – Tìm hiểu kỹ về công ty:
Tip này mình cũng đã chia sẻ ở Kỳ 1 về vòng AC. Bạn hãy lên corporate website, FB fanpage, LinkedIn, các online news page hoặc hỏi bạn bè đang làm việc ở công ty đó để tìm hiểu về những thứ sau đây:
– Sản phẩm/Dịch vụ
– Vision, mission, values
– Các kênh tiếp cận khách hàng (từ offline đến digital)
– Problem mà công ty có thể đang gặp phải
– 1 mảng nào đó mà là giao thoa giữa thông tin về công ty và lĩnh vực mà bạn yêu thích và apply
VD: Mình thích Marketing và apply vào Phòng Marketing nên trước khi thi Nestle mình đã ngồi xem và lục lại rất nhiều các quảng cáo, campaign, marketing-related articles trên Brandsvietnam về các sản phẩm của công ty này. Và hôm Initial Interview ở Nestle, chị HR đã hỏi mình thích nhất sản phẩm nào của Nestle, sau đó kêu mình nêu và phân tích thử một chiến dịch/hoạt động Marketing liên quan đến sản phẩm đó mà mình ấn tượng nhất.
Như diều gặp gió (mình đã nghiên cứu khá kỹ về brand Nescafe và thậm chí chuẩn bị trước sẽ nói về chiến dịch gì luôn), mình kể và phân tích hết sức tự nhiên, không quên chỉ ra điểm mà mình thấy execute chưa tốt và cách mà nó đã có thể được làm tốt hơn.
Hãy thể hiện critical thinking đi, hãy nêu quan điểm cá nhân của mình, có cả khen lẫn chê, đừng ngại ngùng!
Section 4 – Thể hiện đam mê hay một sở thích liên quan đến phòng ban bạn apply:
Trong buổi PV, không cần chờ Interview hỏi, ở phần giới thiệu bản thân, hãy nêu 1, 2 câu về đam mê, sở thích hoặc hoạt động, dự án nào đó liên quan đến vị trí hay phòng ban bạn apply.
VD: Lúc mình thi Nestle, mình có đề cập (tease) về 1 dự án (liên quan đến Marketing) mà mình sẽ thực hiện, sau đó thì Interviewer có take note lại rồi đào sâu và mình đã có cơ hội nói nhiều hơn về nó, qua đó thể hiện một chút sự nhiệt huyết và nghiêm túc theo đuổi Marketing.
-> Mình nghĩ đây sẽ là 1 điểm nhấn đáng để Interviewer ghi chú lại và nhớ về bạn đó!
Section 5-Soạn trước câu trả lời bằng tiếng Anh
Thông thường vòng PV sẽ diễn ra toàn bộ bằng tiếng Anh, một số trường hợp thì ban đầu sẽ là tiếng Anh, lúc sau là tiếng Việt. Mình biết khá nhiều bạn rất tự tin khi nói bằng tiếng mẹ đẻ nhưng khi dùng tiếng Anh thì không trả lời được dù chỉ là những câu đơn giản. Tips của mình là:
Hãy dành thời gian viết vào file excel hoặc google sheet các câu hỏi mà bạn nghĩ người ta có thể hỏi và câu trả lời tương ứng cho chúng
Về câu hỏi:
Hãy viết ra những câu hỏi cơ bản như: giới thiệu ngắn gọn bản thân, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, định hướng nghề nghiệp, kế hoạch trong 3-5 năm tới,… tiếp đó là list những câu Behavioral Questions mà mình đề cập ở phần 1, một số câu hỏi về chương trình MT và câu hỏi liên quan đến phòng ban bạn apply.
Section 6 – Đừng trả lời như “trả bài cho cô giáo em”
Việc chuẩn bị trước ở nhà là con dao hai lưỡi, một mặt nó khiến bạn tự tin và trả lời một cách rành mạch, rõ ràng, đầy đủ ý. Tuy nhiên, mặt khác nếu bạn chuẩn bị quá chi tiết (như học thuộc cả câu trả lời) thì khi được hỏi, bạn sẽ có xu hướng nhảy vào trả lời ngay mà không suy nghĩ kỹ và nhiều lúc giọng bạn lại còn đều đều như 1 con robot nữa. Điều này cũng làm Interviewer nhận ra và không còn ấn tượng với câu trả lời của bạn nữa (vì biết bạn đã học thuộc lòng). Tip là:
Không học thuộc lòng câu trả lời, mà là nhớ TỪ KHÓA hoặc Ý CHÍNH
Trước bất kỳ câu hỏi nào, dù trong đầu đang đắc ý là “trúng tủ cmnr” thì cũng hãy giả bộ pause lại suy nghĩ từ 1-2 giây hoặc trả lời chậm rãi, rõ ràng, tuyệt đối không “tuôn một tràng như thác đổ”
Section 7 – Xem lại tác phong – cử chỉ của mình
Bắt đầu từ những việc đơn giản như: – Đi đúng giờ:
Cái này là mother of căn bản rồi bạn ha. Nhớ trừ hao thời gian dây thun (trang điểm, chải chuốt…), kẹt xe/hư xe, lạc đường, tìm chỗ giữ xe, lạc trong tòa nhà (tòa Bitexco với Empress Tower chỗ Nestle là 2 nơi có cách sắp xếp thang máy gây mệt mỏi nhất, chưa kể bạn sẽ tốn thời gian xuống hầm giữ xe, đi từ hầm lên mấy tầng trên nữa).
– Ăn mặc “cân bằng và hài hòa”:
Mình sẽ không khuyên bạn mặc đồ cầu kì và formal quá mức cần thiết, (ví dụ như nam thì phải sơ mi, quần tây, đóng thùng và thắt cà vạt, thậm chí mình thấy có người khoác cả áo vest đi phỏng vấn). Ở phần trên mình đã nhấn mạnh đây không đơn thuần là một cuộc Phỏng vấn mà là một buổi chia sẻ của bạn về chính mình.
Liệu bạn có thể thoải mái thể hiện mình hay say sưa kể chuyện về mình khi mặc trong người mấy lớp áo nóng nực và chật chội kia? Lời khuyên của mình là:
+ Mặc đồ phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển: Ứng tuyển MT thì mặc đồ thoải mái một chút, nam thì quần jean, không đóng thùng thì cũng không ai nói gì đâu. Ứng tuyển mấy vị trị cấp cao như cỡ manager trở lên hoặc những vị trí như sales, phải gặp đối tác thường xuyên thì mới nên mặc formal, đeo cà vạt hay vest.
+ Cân bằng giữa yêu cầu của công việc và sự thoải mái của bản thân: Đôi khi cũng nên chiều chuộng và yêu bản thân mình một chút, mặc đồ gì vừa phù hợp context mà vừa làm mình thấy tự tin, thoải mái (cả về thể xác lẫn tinh thần) là được.
Section 8 – Đừng quên đặt câu hỏi cho Interviewer
Cái này là nice to have thôi, bạn có thể hỏi thêm về:
– Văn hóa, môi trường làm việc, sếp tương lai,…
– Vòng tiếp theo là gì? Cần chuẩn bị gì?
– Một số thắc mắc/quan điểm của bạn về sản phẩm/dịch vụ của cty mà mang tính xây dựng
Section 9 – Practice makes perfect:
Sau đây là 3 gợi ý để bạn luyện tập PV:
– Tham gia các cuộc thi, chương trình mô phỏng lại chương trình ứng tuyển Management Trainee:
+ Amcham Scholarship Program (thường mở đơn vào quý 4 hằng năm):
Đây là chương trình thường niên trao học bổng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (American Chamber) cho các bạn sinh viên từ năm 3 trở lên ở cả hai khối Kinh tế và Kỹ thuật. Trị giá học bổng như năm 2018 sẽ là 12 triệu VND tiền mặt (năm 2015 của mình được 10 triệu thôi), cùng cơ hội được gia nhập vào group ASA (Amcham Scholarship Alumni) nơi hội tụ rất nhiều anh chị giỏi và xuất sắc từ nhiều MNC, doanh nghiệp trong và ngoài nước, du học sinh, thạc sĩ, tiến sĩ, nhà khởi nghiệp… và cơ hội tham gia vào các chương trình nội bộ rất hay ví dụ như Mentorship program.
Cuộc thi này có format giống MT program đến 70% (không có vòng AC) và vòng cuối cùng sẽ là Final Interview (hoàn toàn bằng tiếng Anh), nơi bạn sẽ được PV bởi các anh chị đến từ các MNC, công ty nhân sự hoặc bởi chính các anh chị Alumni giàu kinh nghiệm.
Website: http://www.amchamvietnam.com/amcham-scholarship-2018/
Fanpage: https://www.facebook.com/amchamscholarship/
+ Cuộc thi “Doanh nhân tập sự” (ĐH Ngoại thương TP.HCM):
Đây là cuộc thi rất hay, mình chưa thi nhưng có theo dõi thì thấy format giống thi MT đến 90% với đầy đủ tất cả các vòng từ application round đến AC round, trong đó hiển nhiên sẽ có vòng PV (ngày 21/4 vừa rồi là Initial Interview). Đây là chương trình do Action Club – một trong những CLB chuyên nghiệp và chất lượng nhất tại FTU2 hiện tại.
Fanpage: https://www.facebook.com/doanhnhantapsu.actionftu/
– Đi PV xin việc nhiều vào:
Bạn lên các trang như ybox, vietnamworks, mywork để tìm kiếm các vị trí đang tuyển mà phù hợp với bạn và bạn cũng hứng thú, tò mò, rồi mạnh dạn nộp đơn, biết đâu bạn lọt vào mắt xanh và sẽ được PV miễn phí đấy. Khi ra về, đừng quên xin feedback từ Interviewer nhé! (quên thì về nhà gửi email hỏi thêm)
– Mock interview với bạn bè cùng chung chí hướng và mentor:
Vâng, hãy hẹn đứa bạn nào cũng có ý định thi MT hay đơn giản là thích luyện English speaking hoặc Mentor của bạn ra café để phỏng vấn thử hoặc PV Online cũng được (nhớ video call để thấy mặt nhau sẽ tốt hơn). Đừng quên xin feedback từ họ nhé!
Bài viết hơi dài và mình rất biết ơn những ai đã đọc đến dòng cuối cùng này. Hy vọng bạn sẽ thấy những tip trong đây bổ ích và relevant với mình để có thể áp dụng ngay và luôn vào việc PV xin việc nói chung và thi MT nói riêng.
Nguồn: hoangminh.org
<3 Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
format of essay 在 Pin on Good To Know!! (Life Hacks) - Pinterest 的必吃
essay +format+example | How Do I Format An Essay? | English Essay Writing Tips.com. Explore ideas on Pinterest. DIY and Crafts. ... <看更多>