Mentor #55 'Để làm biên tập viên truyền hình thì nên bắt đầu từ đâu?
Dì gửi contact của mentor Hảo
https://www.linkedin.com/in/phạm-hảo-b870b1168
https://www.facebook.com/yasaka.chikizio/
Post này là dì dành cho Hảo nên phần reply thắc mắc post này là của Hảo <3
.
Chào mọi người, mình là biên tập viên của Sao nhập ngũ 2020, mùa Nữ chiến binh. Thấy mọi người hay kêu các anh editor thì giờ đừng quên kêu cả chị editor nữa nhé 😆.
Trước khi vào nội dung chính, giới thiệu qua về mùa Sao nhập ngũ lần này, mình có tham gia đi sản xuất, hậu kỳ nội dung và làm vài tý đồ hoạ nhỏ. Và đây sẽ là bài viết kể về quá trình mình trở thành BTV truyền hình trong 4 năm sinh viên và 3 năm đi làm.
Một trong những lý do mình muốn viết bài này vì đối với mình đây là một ngành nghề vừa cực, vừa cạnh tranh, dễ gây hiểu sai hoặc không thể hiểu được nếu chỉ nhìn qua màn hình. Ngoài ra cũng có cả các vấn đề tiêu cực khó nói. Nó khiến nhiều người quyết định dừng lại để đến với lĩnh vực phù hợp hơn.
Mình hi vọng qua chia sẻ của mình, những bạn muốn theo con đường truyền hình có thêm vài góc nhìn tham khảo để đưa ra những lựa chọn tốt nhất trong hành trình học và làm của bản thân. Hay mơ mộng hơn, biết đâu bài viết này có thể mang đến cho mình thêm vài đồng nghiệp mới, như cái cách mình gặp gỡ anh Tổng đạo diễn Sao nhập ngũ cách đây 4 năm, khi còn là một sinh viên.
Mình học Truyền hình, Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Khi quyết định thi Báo, bố mẹ mình rất lo vì “3 đời nhà tôi không học báo". Nhưng mình là đứa cứng đầu, mình vẫn quyết là sẽ học và theo nghề. Dù hiện tại mình phải thừa nhận, bố mẹ nói đúng. Đây là con đường vất vả. Nhưng lớn rồi, mình phải có trách nhiệm với quyết định của mình.
Và hành trình của mình có thể được gói gọn trong vài dòng dưới đây:
1. Học các công cụ dựng hình/thiết kế/văn phòng ngay năm nhất.
2. Đi làm những công việc part-time có yếu tố/tính chất liên quan đến truyền hình.
3. Đầu tư vào bài tập. Làm khó mình. Thà làm khó, sai, dở, điểm kém nhưng học được nhiều, còn hơn là làm dễ, an toàn, điểm cao mà học được ít.
4. Cố gắng kết nối với những nhà báo, nhà sản xuất, đạo diễn có tiếng để xin lời khuyên cho… bài tập của mình.
5. Đi thực tập ở Đài truyền hình.
6. Quản lý một team media 10 người và thất bại
7. Thất nghiệp, tìm kiếm các đơn vị sản xuất sản phẩm truyền hình, gửi cv dù họ có không tuyển.
8. Nhầm phòng, đổi phòng, tham gia xây dựng 2 format mới, đồng hành sản xuất 3 show, tiếp tục cố gắng và học hỏi để bớt những sai lầm.
Điều một - Học các công cụ dựng hình/thiết kế/văn phòng ngay năm nhất.
Mình vừa đủ đỗ chuyên ngành truyền hình với điểm năng khiếu báo chí thấp nhất lớp 4,5. Điều này khiến mình tự ti quá trời. Cảm giác chưa học mà đã bị dán nhãn không có năng khiếu. Chính vì vậy khi được bố tặng cho một chiếc laptop, ngay lập tức mình mang ra quán cài tất cả các phần mềm: word, excel, powerpoint, photoshop, illustrator, premiere, after effect, audition thậm chí cả auto card, cinema 4D, maya,... Tất cả chỉ vì nghiên cứu trên mạng thấy làm truyền hình hình như phải dùng phần mềm. Sau đó mình vừa học trên trường, vừa học các phần mềm trên youtube. Đợt đó chỉ đi từ trường về trọ nên rảnh, mình đã dành khá nhiều thời gian để clone y hệt các nội dung youtube dạy về bộ adobe, đến mấy phần mềm 3D thì thấy khó quá và hơi sai sai nên tạm dừng. Vào thời điểm đó, ColorMe (một trung tâm dạy thiết kế) mới mở và tuyển trợ giảng. Thấy bạn bè đi làm kiếm tiền, mình cũng muốn có tiền nên quyết định khăn gói CV để ứng tuyển.
Điều hai - Đi làm những công việc part-time có yếu tố/tính chất liên quan đến truyền hình.
ColorMe chính là nơi xây dựng cho mình một nền tảng thẩm mỹ, kỹ thuật vững chắc cũng như dạy mình thế nào là quy tắc, thế nào là đi làm. Dù chỉ học trên youtube nhưng mình vẫn được nhận vào ColorMe, có thể do thời điểm đó yêu cầu về trợ giảng không quá cao vì ColorMe vẫn còn rất mới. Sau một thời gian training, mình chính thức làm trợ giảng, và sau một thời gian trợ giảng, mình lên giảng viên. Dù ở thời điểm dừng lại ColorMe, mình cư xử rất trẻ con nhưng thực sự ColorMe đã cho mình những mối quan hệ chất lượng cùng với nhiều kiến thức về đồ hoạ.
Sau đó mình tiếp tục design part-time ở một xưởng nghệ thuật cho trẻ em - nơi mình được học thêm mỹ thuật và tư duy hình ảnh.
Làm video editor part time ở một trung tâm nghệ thuật và triển lãm - được học thêm về quay, dựng hình và đồ hoạ chuyển động. Tham gia vào một tổ chức xã hội về văn hoá truyền thống - học được về cách làm nội dung, làm truyền thông, tổ chức sự kiện, từ đó hình thành kỹ năng sắp xếp công việc, điều phối nhóm. Trở thành ctv làm animation của một công ty do tiền bối cùng trường mở - học được cách trở thành freelancer và nâng cao trình độ kỹ thuật của bản thân. Bắt đầu nhận những job ngoài nho nhỏ như thiết kế, dựng video, vẽ, animation.
Nghe những công việc này có vẻ nhiều nhưng với 4 năm, kèm với hoạt động xã hội và làm freelancer là song song nên... cũng không nhiều lắm. Đến khi gần ra trường mình mới thấy, ồ hoá ra các nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm ở những người mới ra trường chính là đây.
Vậy sau những năm tháng đại học, mình có một trình độ kỹ thuật tương đối, biết ứng dụng thẩm mỹ cá nhân, biết cách làm nội dung, có kinh nghiệm với môi trường văn phòng, biết cách làm cv, phỏng vấn cũng như có thái độ và cư xử tốt hơn. Thứ duy nhất mình thiếu là kinh nghiệm làm truyền hình.
Điều ba, đầu tư vào bài tập. Làm khó mình. Thà làm khó, sai, dở, điểm kém nhưng học được nhiều, còn hơn là làm dễ, an toàn, điểm cao mà học được ít.
Lúc đó mình nghĩ, thiếu kinh nghiệm thì tự tạo kinh nghiệm, thiếu sản phẩm thì tự tạo sản phẩm. Và bài tập chính là lựa chọn duy nhất ở thời điểm đó. Vì mình cũng đi tìm quá trời việc truyền hình mà không tìm được part-time. Hồi đó bạn nào ctv cho các Đài là mình thấy phục lắm.
Quay lại chuyện học, khi học những môn về báo chí, mình luôn cố gắng lựa chọn những đề tài khó, một phần mình chiếu mới nghĩ là làm dễ, một phần mình muốn sẽ có những sản phẩm tử tế.
Sau rất nhiều bài lởm khởm, 4 năm trôi qua, mình cũng có vài bài ổn áp, có bài đạt giải báo chí sinh viên. Trong đó có phóng sự về self-harm mình làm liên tục suốt 2 tháng, mỗi ngày hành trình của mình là tìm kiếm nhân vật, tìm kiếm chuyên gia, thuyết phục nhân vật, thuyết phục chuyên gia. Đến nhà nhân vật, có người mở lòng, có người chửi bới, thoá mạ vì nghĩ rằng mình trục lợi trên nỗi đau của họ. Đứng trước cổng bệnh viện, tìm các nghiên cứu, lần mò thông tin, gửi mail, xin chuyên gia hỗ trợ. Nhiều bác sĩ từ chối. Do là sinh viên nên không có giấy giới thiệu hoặc do quy mô bài tập nhỏ, không đáng để họ mất thời gian. Cuối cùng cũng có 4-5 nhân vật tin tưởng với những câu chuyện đặc biệt và một chị chuyên gia siêu dễ thương. Phóng sự này sau 1 năm mình có mang đi thi, đây cũng là sản phẩm có giải duy nhất của mình.
Đó là làm cá nhân, nhưng làm nhóm lại khác. Mỗi người có một quan điểm, cách thức và mục tiêu học tập khác nhau. Sau vài lần luân chuyển thành viên, thậm chí có người rất hợp nhưng không thể làm cùng vì các bạn ý nghỉ học, đến 2 năm cuối, mình mới thực sự có một nhóm, dù mỗi đứa một cá tính và thế mạnh riêng nhưng đều mong muốn được làm những sản phẩm tử tế.
Và một trong những sản phẩm mình vô cùng biết ơn là 2 show truyền hình thực tế. Một cái trung bình tệ và một cái dở tệ. Vừa chán vừa tốn tiền. Nhưng 2 show này cho mình những kiến thức quý báu để làm nghề, mình sớm được tiếp cận với quy trình và hiểu hơn từng vai trò, công việc trong một ekip truyền hình: xây dựng format, tổ chức sản xuất, điều phối hiện trường, hậu kỳ 7 góc máy,... và còn cho mình cơ hội được gặp Tổng đạo diễn Sao nhập ngũ - người trở thành sếp của mình bây giờ.
Điều bốn, cố gắng kết nối với những nhà báo, nhà sản xuất, đạo diễn có tiếng để xin lời khuyên cho… bài tập của mình.
Mình cố gắng làm điều này từ năm nhất. Mình tìm facebook, liên hệ qua gmail để trình bày mình là sinh viên, hiện mình đang có bài tập về abc, mình rất mong muốn xyz,... Có người nhận lời, có người từ chối và có người không bao giờ phản hồi. Công nhận hồi đó mặt mình dày thật.
Vào thời điểm mình làm show truyền hình thực tế bài tập như nói ở trên, mình đã rất hoảng loạn, ngoài việc lên nội dung sao cho hấp dẫn thì còn là về việc máy quay như thế nào, thu âm ra sao, cách điều phối khi nhân vật vận động trong rừng, cách xử lý pin hết hay trời mưa, ăn uống các thứ,... Cả nhóm đã liên hệ rất nhiều người để hỏi kinh nghiệm. Và một người bạn đã móc nối qua móc nối qua móc nối cho nhóm đến với anh Tổng đạo diễn Sao nhập ngũ. Cả nhóm khăn gói lên công ty anh để xin lời khuyên. Dù hồi đó nghe ù ù cạc cạc nhưng cũng đủ để các cô lưu lại dạy cho khoá sau. (Giờ nhìn lại xấu hổ vì nó dở ói, chắc hồi đó làm như thế là có phá cách, dám làm).
Điều năm, đi thực tập ở Đài truyền hình.
Học truyền hình, mình dĩ nhiên đặt VTV là ước mơ. Đến kỳ thực tập 3 tháng, mình tìm đủ các loại mail trên mạng để liên hệ đến VTV7 xin thực tập. Sau khi nộp hồ sơ thành công thì đợi mãi không thấy producer nào nhận mình cả. Lúc đó mình tính, được ăn cả, ngã về không, cứ để hồ sơ ở đó, hết đợt đăng ký thì… tính sau. Chứ giờ cũng biết xin vào đâu nữa. Và may mắn, cái này đúng là liều ăn nhiều, MC Trần Ngọc thấy hồ sơ của mình không ai nhận, nên anh nhận. Lúc đó phải gọi là xúc động hết nước mắt.
Sau khi vào team anh Trần Ngọc, mình mới biết thế nào là sản xuất truyền hình thật sự. Anh dạy mình rất nhiều, cho mình rất nhiều. Anh chính là người tạo ra một cú ngoặt để mình chính thức bước vào làm truyền hình, giúp mình xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu và tìm được ngách trong ngành để theo: Show truyền hình. Lần đầu tiên tên được lên biên tập viên credit một chương trình sóng VTV nó khó tả lắm. Anh từng bảo với mình: Đài có thể không phải nơi em sẽ làm việc lâu dài nhưng chắc chắn là nơi em sẽ học được rất nhiều điều, cả về kiến thức chuyên môn và cuộc sống. Mình thực sự đã học rất nhiều và lời một điểm để ghi vào cv.
Điều sáu, quản lý một team media 10 người và thất bại
Mình đã có một đề nghị khi vừa ra trường mà đối với mình nó như một ngôi sao hy vọng. Trở thành project manager với một team sản xuất 10 thành viên. Nhưng sau 4 tháng, team tan rã, mình nhận được một bài học rất lớn về sản xuất, tổ chức sản xuất, quản lý và điều phối. Mình nhận ra bản thân có quá nhiều thiếu sót, mình chỉ may mắn biết trước vài thứ. Mình đã không thể hình dung được sức nóng và sự khổng lồ của ngôi sao kia cho đến khi đến gần nó. Mình còn quá trẻ để nghĩ rằng mình đủ giỏi. Mình phải học thêm.
Điều bảy, thất nghiệp, tìm kiếm các đơn vị sản xuất sản phẩm truyền hình, gửi cv dù họ có không tuyển.
Mình thất nghiệp nhiều tháng và đi tìm việc. Có những nơi gọi đến lại không phù hợp với mong muốn phát triển của mình, có những nơi lương quá thấp so với mặt bằng chung, có nhiều nơi bặt vô âm tín. Mình bắt đầu nghi ngờ vào khả năng của bản thân. Nhiều lúc mình nghĩ hay bỏ đi, tiền tiết kiệm sắp hết, bố mẹ đâu thể gửi tiền lên cho mình tìm việc được, mình có thể làm design hoặc truyền thông nội bộ thì sao? Tại thời điểm đó, mình khá mâu thuẫn, 1 phần vì sĩ diện không dám quay đầu, 1 phần vẫn còn rất mong muốn làm truyền hình. Rồi mình quyết định, mình sẽ gửi cv cho cả những đơn vị không có tin tuyển dụng. Một trong những nơi đó là Viettel Media. Và mình được gọi đi phỏng vấn.
Điều tám, nhầm phòng, đổi phòng, tham gia xây dựng 2 format mới, đồng hành sản xuất 3 show, tiếp tục cố gắng và học hỏi để bớt những sai lầm.
Mình được Viettel Media gọi phỏng vấn. Lần đầu tiên gặp dàn phỏng vấn 5 người hỏi 1, hơi hốt nhẹ nhưng vẫn pass, mở sang một hành trình mới.
Mình được sắp xếp là phóng viên, thử việc 2 tháng. Phóng viên từng là vị trí mình mơ ước khi còn là sinh viên, cho đến khi gặp anh Trần Ngọc. Mình chuyển hướng theo show. Sau 2 tháng thử việc, mình không biết chị phó phòng đánh giá như thế nào nhưng tự nhìn vào số lượng phóng sự được phát sóng so với các anh chị đồng nghiệp, mình rất xấu hổ. Mình bày tỏ mong muốn chuyển phòng. Chị đồng ý, dẫn mình đến gặp một anh đạo diễn. Anh đưa mình 2Tb file (~2048Gb) với khoảng 8 góc máy quay và bảo mình dựng test. Sau một tuần thức đêm thức hôm cả tự link file, lên nội dung, dựng hình, phỏng vấn, nhạc, mình được nhận, thử việc tiếp 2 tháng nữa.
Và đó là lúc mình gặp lại anh Tổng đạo diễn Sao nhập ngũ. Thậm chí sau từng đó năm, anh vẫn còn lưu số mình. Thề khoảnh khắc ấy tin vào định mệnh kinh khủng. Nhưng định mệnh này cũng hơi trắc trở và nhiều lì lợm phết.
Mình bắt đầu với công việc nghiên cứu và xây dựng format.
Sau 1 năm, cùng với sự giúp đỡ hỗ trợ cực kỳ nhiều của các anh chị trong phòng, mình có 2 format được duyệt và đồng thời tham gia sản xuất. Dù là những show không đủ tiếng vang để “nhớ mặt đặt tên" nhưng cũng đã cho mình rất nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra thì mình cũng được tham gia biên tập một bộ sitcom ngắn. Mà mình không được học về làm phim nên làm cũng hơi ngáo.
Đối với những công việc chuyên môn, mình luôn nói: Em làm được. Mình sẵn sàng 2-3h sáng về nhà, bỏ nhiều thời gian hơn để theo kịp trình độ và tiến độ của ekip. Sau đợt đó, tự tin vào bản thân, mình thẳng thắn bày tỏ mong muốn được tham gia “Sao nhập ngũ", anh Tổng đạo diễn đồng ý. Lần đầu tiên bước vào một guồng quay lớn, mình mới thấy mình quá trẻ con và thiếu chuyên nghiệp. Thực sự rất biết ơn các anh chị trong ekip đã kiên nhẫn đồng hành cùng mình.
Dù vậy, là một người mới, mình thường được giao ít việc hơn đề phòng “toang" còn có người gánh. Mình muốn có được lòng tin từ mọi người. Mình đề nghị được làm giống các anh chị. Mình biết nghe rất nguy hiểm, đến mình bây giờ bảo đưa file Sao nhập ngũ cho người mới chắc mình lắc đầu nguầy nguậy. Nhưng anh Tổng đạo diễn đã mạo hiểm chấp nhận. Chấp nhận cả việc ở lại đến 1-2h sáng để dạy mình. Đến giờ nhiều khi thấy khán giả khen hay cười đoạn nào đó mình làm, mình vui Kinh Khủng Khiếp. Ba chữ K mới diễn tả được niềm vui đó.
Cuối cùng, mình không biết tương lai sẽ như thế nào
Thực ra mình vẫn là một người trẻ. Mình vẫn đang hoang mang ở thời điểm hiện tại. Mình đã có rất nhiều sai lầm mà chỉ biết khóc rồi uống thuốc giảm đau để cơ thể có thể tiếp tục khóc. Nhưng những điều mình kể trên, phần lớn là những điều tốt đẹp, vì mình tin năng lượng tích cực sẽ khuyến khích việc dám làm, dám thử. Nếu mình chỉ kể lể những điều tiêu cực, mình sợ chính bản thân cũng muốn quay đầu.
Khi viết những dòng này, mình vừa thấy may mắn, vừa tự hỏi: điều may mắn đó có phải do mình đã kiên trì hay không? Nếu mình dừng lại ở bất kỳ giai đoạn nào, có thể sẽ không có mình hiện tại. Ban đầu mình nghĩ một cách vô tình tất cả match với nhau, nhưng càng làm, mình càng cảm thấy hình như bản thân vẫn đang đi trên con đường đã chọn, đi càng sâu, càng nhiều ngã rẽ, và mình phải đưa ra quyết định. Không có đúng sai, chỉ có phù hợp nhất.
Cảm ơn mọi người rất nhiều vì đã đọc bài viết nhiều chữ này của mình.
「animation mentor」的推薦目錄:
- 關於animation mentor 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最讚貼文
- 關於animation mentor 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳貼文
- 關於animation mentor 在 2Dogg Facebook 的最佳解答
- 關於animation mentor 在 Animation Mentor - YouTube 的評價
- 關於animation mentor 在 3D Animation Student Showcase 2021 | Animation Mentor 的評價
- 關於animation mentor 在 Animation Mentor - Facebook 的評價
- 關於animation mentor 在 Animation Mentor (animationmentor) - Profile - Pinterest 的評價
animation mentor 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳貼文
#mentor_in_spotlight #2k2_nulocareer (tìm bài cũ search hashtag này)
Mentor #12- chuyển mình cái pặc từ ngành Medicare (thuộc Y) sang Animation và những lưu ý khi chọn môi trường mình thuộc về
Dì gửi contact của mentor Minh Thư https://www.facebook.com/Rosaispinkyrose
Post này là dành cho Minh Thư nên phần reply thắc mắc post này là của Thư <3
Hế lô mọi người,
Background của mình chắc hơi khác một tí, mình là du học không biết có hợp lý không nhưng mình vẫn muốn thử vận may của bản thân một tẹo. Tính ra quá trình vừa bước qua chân trời của mình rất bình yên vì mình có rất nhiều bạn bè.
Cam go là ở lúc chọn ngành học, vì tiền hay vì đam mê? Thực sự là câu hỏi rất khó để trả lời. Ở độ tuổi mới bước vào đời đó nhiều bạn nói với mình có thể sống với đam mê nhưng tiền ít thì vẫn vui vẻ chấp nhận? Thực sự mình rất muốn cuộc đời mình bình yên như vậy đó, không giàu có chỉ cần hạnh phúc với hiện tại của bản thân là đủ. Nhưng mình lại được host tư vấn là nếu có khả năng, có được tiền thì tự nhiên bạn sẽ cảm thấy an toàn và đẩy đủ hạnh phúc. Hehe vì là một đứa chính kiến không vững, nên mình đã lao vào học medicare vì đồng tiền, đối với mình lúc đó giá trị của đồng tiền rất lớn. Nhưng thực tế đã đập vào mặt mình một cách phũ phàng, thực sự mình đã chết lên chết xuống, gởi email tới giáo viên thường xuyên để kêu cứu vì số lượng kiến thức cho bài thi quá nhiều, 2 tuần phải đọc xong 55 trang tờ A4 để nhớ hết tên của các tế bào. Đam mê cho ngành này của mình không đủ để mình bám trụ và cố gắng.
Nên mình đã chuyển qua học Animation, sự thật là mình hợp với nghê thuật hơn nhiều. Vì lúc học ngành này mình vẫn rất thường xuyên liên lạc với giáo viên để xây dựng mối quan hệ phòng trường hợp mình trễ deadline có lý do vẫn có thể xin lại được. Vì học theo đam mê nên thành tích rất ổn, sau đó mình làm trợ lý cho giáo viên cũ của mình.
Và trợ lý cho giáo viên ở phòng tranh là công việc rất nhẹ nhàng, nên thực ra mình không được mở mang kiến thức gì hơn nữa. Công việc đầu tiên của mình là trợ lý phòng IT, lúc đó mình thiếu tự tin trầm trọng và công việc đơn giản chỉ là trả lời điện thoại, nhưng lúc đó mình không hiểu ai sẽ gọi điện cho văn phòng và việc training của các chuyên viên đối với mình rất sơ xài. Mình cảm thấy bản thân siêu vô dụng với công việc đó nên mình cũng đã bỏ.
Sau đó mình làm việc cho phòng tranh, việc mình làm khá đơn giản, chủ yếu là xây dựng bố cục trang trí phòng tranh và thiết kế brochure cho các sự kiện. Thời gian làm không nhiều nhưng mình thực sự rất thích công việc đó, tuy nhiên mình cũng cần tiền nhiều hơn nên học xong năm hai mình cố gắng kiếm công ty để thực tập về mảng digital media hay graphic design. Thực sự làm mình rất áp lực, vì kĩ năng mình có được sau hai năm học chỉ là basic skills, tất cả những gì mình có thể làm là quá ít với yêu câu của mọi công ty. Nhưng quá trình đó cũng giúp mình tìm hiểu được mình cần chú tâm vào điểm nào trong việc học để chuyên tâm tạo ra điểm mạnh và điểm nhấn của bản thân. Thay vì học để biết mọi thứ, mình tập trung vào việc học để làm được gì nhiều hơn. À còn nữa, một là bạn phải học siêu giỏi xuất sắc để có việc làm, còn không bạn phải năng nổ trong các hoạt động và mở rộng quan hệ, thì lúc ra trường bạn mới có nhiều cơ hội việc làm được.
Mình cũng đi làm thêm như phục vụ với phụ đạo riêng này nọ. Thực ra nghe đơn giản vậy thôi, nhưng môi trường làm việc thực sự vô tình hơn trong trường học. Ngoài việc bạn phải tươi cười dù trong lòng đang buồn muốn xỉu ra, bạn còn phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói nữa. Nghe có vẻ lý thuyết thật, nhưng lúc trước mình đã bị chơi một vố khá đau do đồng nghiệp. Mình nghĩ việc phục vụ này đâu là gì mà mọi người lại phải đấu đá nhau như vậy, lúc đó chỗ mình chia phe ra chơi. Mình nghĩ đơn giản là mình không làm gì sai thì họ sẽ không làm gì mình. Đầu tiên có cái cô kia hay thấy mình tội mà chở mình về, nhưng tiếp chuyện với cổ rất mệt tại cổ thích nổ như mình là giang hồ ai dám đụng, một mặt tự khen bản thân và nói khéo là mấy chị kia hay cho mua cho cổ đồ ăn đồ uống như thế nào nên mình cũng phải mua. Rồi chị kia mua kem ăn trong giờ nghỉ ngơi nhưng không chia cho ai cũng bị chị kia bảo là keo kiệt tính xấu. Mình nhận ra mình đã lọt vào hố lửa rồi, nhưng cảm thấy nếu thân thiện với mọi người thì không sao. Rồi một hôm chị mới vô làm tự nhiên quan tâm hỏi han mình, mình hay lân la lại gần để nói chuyện, thì chị đó nói mình không biết làm gì hết chỉ biết bám theo chị sau lưng mình. Mình thực sự bị tổn thương, sau đó một vố khác do một bạn chơi mình do mình hay chơi với phe còn lại. Bạn đó rủ mình ăn chung xong để điện thoại trên bàn, sau đó đồn với mọi người mình lén xem điện thoại bản để lấy số điện thoại đưa cho người khác hại bản. Mình rất tức nhưng không ai tin mình cả, vì mình không có khả năng cãi lộn, bạn đó rào trước đón sau rất tốt, rồi đồn rằng mình chơi đểu bạn, trộm thông tin cá nhân, v.v… Mình nhịn không nổi nên nghỉ việc. Cuộc đời không màu hồng đâu mấy bạn.
Sau đó mình học được bài học là không ai cho không mình gì cả, khi nào cũng phải cẩn thận với mọi thứ. Những câu chuyện về bạn mà bạn kể ra cho đồng nghiệp một ngày nào đó sẽ thành vũ khí chống lại bạn đó 😊
Chọn môi trường làm việc cũng rất bức thiết cho bạn khi đang học, như mình, mình học về nghệ thuật nhưng mình lại muốn hướng đến mặt truyền thông nhiều hơn là các công ty về nhãn mác. Thì mình phải học thêm về truyền thông và các kĩ năng quay phim, các ứng dụng khác. Tuy nhiên đời không như là mơ, vừa bước ra đời mình đã chuẩn bị tinh thần là mình cần kinh nghiệm nhiều hơn tiền bạc trước để có thể chuyên sâu vào ngành của mình thay vì có kinh nghiệm từ nhiều việc. Nhưng công việc nào thì cũng cần sự khéo léo, là bạn phải cởi mở và tạo mối quan hệ rộng với mọi người, đồng thời không quá tin người mà nhìn nét mặt để đối xử đối với cấp trên. Đừng tỏ ra quá nịnh bợ nhưng khi mình không có quyền, bạn nên biết mình là ai trong công việc, việc của mình hiện tại là học hỏi để cải thiện và học cách làm việc sao cho tốt.
Lúc trước mình có phỏng vấn một bạn, bạn nói rất hay, rất tự tin, khá khả năng ổn và nhiều ý tưởng, nhưng bạn là tỏ ra quá mạnh mẽ và hơi tự cao một tí. Mình thực sự thấy tiếc cho bạn nhưng cách làm việc cho những bạn mới vào đời thì nên khiêm nhường một chút, đừng tỏ ra bạn quá mạnh mẽ vì sẽ khó làm việc với người có tính cách bốc đồng. Nói chung phải ngoại giao tốt, ráng tỏ ra thân thiện với mọi người thay vì chỉ chăm bẩm vào việc của mình, đồng thời dù bạn biết hết giỏi hết rồi nhưng cũng ráng hỏi mọi người tí xíu. Vì cơ bản thì ai cũng muốn được khen với cảm thấy giỏi giang và có ích ấy, nhưng vừa phải thôi đừng làm quá thành giả tạo.
animation mentor 在 2Dogg Facebook 的最佳解答
I've been working on this stop motion animation visual for a public welfare project. It's a speech event about a friendship built during the years interview between a female inmate Lacarla and her mentor Sally. It was my pleasure to get invited from a great photographer Brenton Gieser. The whole event and visual is coming real soon! If you're in town, go buy the ticket and get in touch with this great event!
🙏🙏🙏
animation mentor 在 3D Animation Student Showcase 2021 | Animation Mentor 的必吃
We are so proud to present Animation Mentor's amazing Student Showcase, featuring the best student work created in 2021! ... <看更多>
animation mentor 在 Animation Mentor - Facebook 的必吃
Animation Mentor Live Q&A with Tim & Mars! Join the Animation Mentor admissions team to chat about animation and get your school and studio training questions ... ... <看更多>
animation mentor 在 Animation Mentor - YouTube 的必吃
Established in 2005, Animation Mentor is the original, online animation school. Our students learn directly from working industry professionals – more ... ... <看更多>