BALENCIAGA – KHÔNG CHỈ LÀ BIG LOGO.
Có lẽ trong mỗi chúng ta, đặc biệt là những người yêu thích cụm từ “Streetwear” “Hypebeast” và nổi trội thành những “Fashion Icon” trong giai đoạn 2017-2019, hẳn ai cũng biết tới thương hiệu “Balenciaga”. Nhưng mình dám cá với các bạn, Balenciaga trong đại đa số chúng ta – sẽ được biết tới nhiều nhất tới những đôi Speedrunner, TripleS, áo Biglogo Balenciaga hay sơ mi full printed. Căn bản, ngay cả Demna Gvasalia – CD hiện tại của Balenciaga (Người sáng lập và “Bỏ rơi” Vetements) thực chất cũng không phải cái tên đại chúng với thị trường Việt Nam.
Một số người – sẽ tưởng và so sánh ngang giữa Balenciaga và Supreme hay Off-white, đặt thương hiệu này ngang tầm với các thương hiệu Streetwear Brand (Vì thực chất, Balenciaga được nhiều người biết tới cũng từ khi Demna về và mang hơi thở của thời trang đường phố lên) hay cùng lắm sẽ mang danh là “High-end/Luxury” (Whatever). Nhưng Balenciaga không chỉ là thế, biên niên sử về một trong những thương hiệu thời trang lâu đời và có bề dày lịch sử trong nền công nghiệp tỉ đô này nhiều hơn chỉ là cái logo được yêu thích trong những năm trở lại đây. Và nếu chúng ta nhìn lại những collection của Balenciaga trước khi giai đoạn Demna gia nhập thì có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm và không nghĩ rằng đó là Balenciaga.
Balenciaga – “CỘI NGUỒN”
Không giống như chúng ta nhắc tới như Balenciaga hiện nay, Balenciaga đối với nền công nghiệp thời trang được ví như một cây đại thụ vậy.
Tất cả đều bắt nguồn từ cái tên: Cristobal Balenciaga – Một đại nhân vật, người sánh ngang với những tên tuổi lừng danh khác như Coco Chanel, Hubert de Givenchy, Christian Dior. Cristobal Balenciaga là người đã thực hiện cuộc cách mạng hóa lịch sử thời trang bằng việc mix và tôn vinh tính cách của người phụ nữ (Feminity silhouette) – hình bóng của họ lên các sản phẩm thời trang của mình. Đưa các collection hay thiết kế của Balenciaga trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt ra khỏi ranh giới của thời trang.
Có thể nói, Cristobal Balenciaga là một chàng trai theo diện “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – khi mà mẹ của ông là một thợ may, còn bố là một ngư chân chân phát. Sinh năm 1895 tại ngôi làng nhỏ ở Getaria, quan sát việc mẹ may đã nuôi dưỡng niềm đam mê với việc may mặc và sử dụng vải của mình. Nên nhớ rằng nằm giai đoạn 1980 1990s thì văn hóa couturier là một định mức, ước mơ cho bao nhiêu người đam mê thời trang. Cristobal Balenciaga đã nhanh chóng phát triển thiên khiếu của mình và năm 11 tuổi đã trở thành 1 trong những thợ may có kĩ năng của người trưởng thành ( Hay thợ cả). Năm 12 tuổi, Balenciaga mở cửa hàng may mặc đầu tiên tại San Sebastian.
Những năm đầu khởi nghiệp:
Paris luôn là niềm cảm hứng bất tận của Balenciaga, là một người tiên phong, mang tư tưởng “Avant-garde” và tầm nhìn đưa thời trang của những người phụ nữ lên một tầm cao mới. Balenciaga pha trộn giữa cảm hứng thời Phục Hưng Tây Ban Nha, của giới quý tộc thời đó cùng văn hóa đặc trưng của thời kì đó (Những người lính, những kẻ đấu sĩ bò tót). Nhưng ông không quên các đặc điểm của quê hương: Đó là Ren và sự tương phản màu sắc. Là một kẻ tham vọng và cầu toàn, những sản phẩm mà Balenciaga làm ra đều nhấn mạnh vào chi tiết và đầy tinh tế, điều này đã thuyết phục giới quý tộc Châu Âu và nhanh chóng đưa tên tuổi ông thành người làm đồ bậc nhất Châu Âu.
Thời Hoàng Kim và cuộc chiến ngang sức với Christian Dior:
Giai đoạn mang tên tuổi nhất cho Balenciaga chính là thập niên 50s – 60s khi mà cuộc chiến giữa ông và Christian Dior đã tôn vinh hai con người trở thành những bậc thầy lẫy lừng nhất của Art Costume. Và trong khi cả hai cây đại thụ “giao đấu” trong thể thức là đồ phụ nữ thì Dior thể hiện sự nữ tính thông qua biểu trưng những đường cong của phụ nữ bằng cách sử dụng sự thon gọn và bó sát (Các bạn có thể search Wheeled skirt của C.Dior). Còn Balenciaga lại tập trung vào việc giải phóng cơ thể qua hình khối, sự đối xứng và tương phản màu sắc.
Khi Dior chuộng phần bó cơ thể bằng các thắt lưng hay vải quanh waits(eo) thì Balenciaga thích thú trong việc không sử dụng chúng – không có sự khuôn mẫu mà thay vào đó là ứng dụng của việc hình học trong may mặc.
Tuy nhiên, thời thế đón một nhân tài tới và đuổi họ như cái cách chúng vẫn hay làm vậy. Cuối thập niên 60s, một cuộc thay đổi lớn trong tâm lí khách hàng – cùng với sự bùng nổ và thay đổi sâu sắc của thể chế chính trị, các phong trào lớn như Hippie, Rock n Roll đã đánh dấu một sự thay đổi giai cấp và vai trò của phụ nữ. Phụ nữ bây giờ không còn ở nhà nhiều mà sẽ đi làm nhiều hơn, có tiếng nói hơn. Kết quả là – nền thời trang sinh ra cụm từ “pret-a-porter” – “Ready to wear” – một khái niệm khai tử cho nền thời trang cao cấp lúc đó và theo nhu cầu của thời đại mới. Quần áo được may sẵn và bán trong các cửa hàng, sự giao tiếp giữa những người thợ may và khách hàng giảm sút và gu thẩm mỹ của đại chúng đã trở nên dễ thở hơn. Balenciaga vẫn tiếp tục thương hiệu của mình, nhưng lí tưởng của ông – đã không còn như mong muốn. Do đó, năm 1968 – Balenciaga đã rút lui khỏi ngành công nghiệp thời trang và được nhớ đến như 1 trong những thợ may giỏi nhất của thế giới. Những con người tiếp theo như Michel Goma, Josephus Thimister, Nicolas Ghesquiere (Giờ là Creative Director của Louis Vuitton nhánh womenswear), Alexander Wang và giờ đây là Demna Gvasalia.
DEMNA và nét tương đồng với Balenciaga:
Demna tới Balenciaga vào năm 2015 và thực sự đã thay đổi cả một Balenciaga cũ kĩ – khiến thương hiệu đã đi vào quên lãng với đại đa số khách hàng trở lại cuộc chơi. Một bước nhảy ngoạn mục khi Balenciaga vực dậy – đánh bại Gucci trở thành thương hiệu được yêu thích nhất năm 2017-2018. Có thể nói Balenciaga (người) và Demna hoàn toàn khác nhau, một ông lão yêu thích haute couture, còn một người lại đắm chìm trong nét đẹp của street-style. Nhưng giữa họ lại có một điểm chung, đó là sự thách thức, sự đổi mới và dám làm – dám chơi đối với nền công nghiệp thời trang này, cả Balenciaga và Demna đều thích đối đầu với các quy tắc và trong họ tràn đầy sự tự tin. Demna cũng không phải là phá hủy những gì mà Balenciaga đã gầy dựng – chẳng thế mà trong mùa Fall/Winter 2020 – Demna đã đưa lại những gì mà Balenciaga bắt đầu – đó là niềm đam mê bất tận với Paris Haute Couture của Cristobal Balenciaga sau khi ông ra đi vào năm 1968. Di sản của ông vẫn được hậu thế tiếp tục.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「louis vuitton fall 2019」的推薦目錄:
- 關於louis vuitton fall 2019 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於louis vuitton fall 2019 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於louis vuitton fall 2019 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於louis vuitton fall 2019 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
- 關於louis vuitton fall 2019 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
- 關於louis vuitton fall 2019 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於louis vuitton fall 2019 在 Louis Vuitton Fall 2019 Men's Fashion Show Details 的評價
- 關於louis vuitton fall 2019 在 Milk Magazine - 【LOUIS VUITTON PRE-FALL 2019 ... 的評價
louis vuitton fall 2019 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
VETEMENTS – KẸT CỨNG
Vetements từng là đứa con cưng của thời trang. Thời điểm mà streetwear bắt đầu manh nha thay đổi fashion industry với sự xuất hiện của những thương hiệu cao cấp mang tinh thần đường phố và bất chấp mọi định kiến với bức tường thành chính thống của haute couture hay traditional high-fashion. Demna, founder của Vetements – đã mang đường phố vào trong thời trang cao cấp, mang big logo và logomania cùng với đứa con của mình khuấy đảo “sân chơi”. Nhưng giờ đây, Vetements đang kẹt cứng – đúng nghĩa là “Chết” với chính tinh thần của mình.
Dễ dàng để nhận ra điều này lắm. Thứ nhất, ngay tại Việt Nam – các bạn có thấy giờ đây nhiều người mặc hay nói về Vetements không? Hoàn toàn là không. Những sản phẩm iconic và quen thuộc nhất của Vetements tại Việt Nam như đôi Fury Pump collab giữa Vetements và Reebol từng resell tới ngàn đô giờ cũng chẳng thấy. Có lần mình còn thấy những đôi giày của Vetements collab “được” bán tháo với mức giá ~ 3tr đến 5tr mà chẳng có ai mua. Hay những chiếc áo logo Vetements, những chiếc hoodie Vetements, raincoat Vetements đình đám ngày nào cũng chẳng ai nhắc tới – có khi giá trị bán lại ở VN chỉ rơi vào khoảng 2.000.000. Titanic Vetements Hoodie hay Snoop Dogg Graphic Tee giờ đây cũng không ai tìm kiếm, những người giữ lại chắc cất sâu vào trong tủ đồ hoặc đã bán. “Chúng ta của hiện tại” yêu thích những thương hiệu như Dior hay Louis Vuitton hơn.
Ngay cả thị trường Việt Nam như vậy thì cũng dễ dàng đoán ra thị trường nước ngoài, Vetements cũng mất dần đi vị thế “hào nhoáng” ngày nào.
Thứ hai là check trên bộ mặt hình ảnh của 1 thương hiệu mạnh về hình ảnh như Vetements là kênh Instagram thì trong khoảng 12 hàng gần đây thì nhìn Vetements không khác gì một local brand Việt Nam cả. Toàn bộ sản phẩm xuất hiện đều là những chiếc graphic tee, hoodie hoặc các logo items được mặc bởi những người mẫu tự chụp. Có thể nói nó là tạo sự gần gũi với khách hàng, nhưng sâu xa hơn là minh chứng cho việc “Kẹt cứng” vì với tư cách là 1 thương hiệu thời trang high-end với giá tiền là không hề thấp thì Vetements trông thật “Lười” và “Chểnh mảng” trong hành vi show sản phẩm của họ. IG cũng như là một cách để quảng bá và truyền thông sản phẩm cũng như cập nhật tinh thần thời trang mới nhất của thương hiệu cho nên việc bỏ ngỏ một khoảng thời gian khá dài về những collection mới, những sản phẩm mang tính thiết kế thời trang cũng là 1 cách để thương hiệu định vị trong tâm trí khách hàng. Nhưng Vetements chỉ mang lại cho mình 1 sự “Buồn tẻ”.
Có lẽ Vetements đã mất đi bản thân mình khi Demna Gvasalia rời đi vào năm 2019. Việc phải chăm sóc cả hai đứa con tinh thần bao gồm một đứa ruột rà như Vetements và một đứa con nuôi như Balenciaga từ Kering Groups đã vắt kiệt sức lực và sự sáng tạo của Demna. Chẳng phải khó khăn gì khi chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa Vetements và Balenciaga ngay từ khi Demna được xướng danh là creative director (giám đốc sáng tạo). Gánh nặng trong việc tái tạo một thương hiệu có ten tuổi nhưng bị “già cỗi” như Balenciaga để quay lại cuộc chơi và điểm đến của nhiều khách hàng trẻ sẽ làm Demma không thể san sẻ với Vetements.
Nhưng – thú thực trong thâm tâm, mình thấy Demna Gvasalia là 1 kẻ vô cùng thông minh. Không ai hiểu con mình bằng chính ba mẹ của chúng cả, Demna đã nhận thấy giới hạn của Vetements từ lâu rồi. Chính xác là do phong cách và tinh thần mà Demna đã bơm vào Vetements từ những ngày đầu thành lập. Vetements được chính Demna xác nhận là “1 brand thời trang có date sử dụng”. Vì cảm thấy buồn tẻ với thế giới thời trang hiện tại (Lúc đó kiểu thời trang lúc đó vẫn nặng nền về haute) cho nên Vetements được Demna tạo ra để chống đối và làm trái với những gì mà thế giới đang làm. Và với những gì Vetements chứng minh và đạt được với sự bùng nổ đến mức “phi lí” với nhiều nhà phê bình thời trang, nhiều người cảm nhận fashion truyền thống. Thị trường thay đổi với Gen Z, giới trẻ cần sự độc đáo và chẳng quan tâm mấy đến kĩ thuật may đo đã góp phần tạo nên một Vetements như ngày nay. Nhưng đây là sự chán ghét nhất thời cũng như thời trang lại lặp 1 vòng lặp, khách hàng rồi cũng đổi gu nên “Rút ra để thành tượng đài hơn là ở lại rồi sống 1 đời lê thê”. Demna tuyên bố sứ mệnh của mình ở Vetements về ideas và design đã hết và tập trung vào việc nuôi dưỡng đứa con nuôi Balenciaga (Khá khéo cho nước đi này).
Thật vậy, dù người em Guram Gvasalia ở lại nhưng anh này vốn học ngành luật và kinh doanh – phù hợp với vị trí CEO hơn là một người sáng tạo cho nên đó là lí do VETEMENTS đang bị stuck về mặt ý tưởng, thứ cốt lõi của bất kì hãng thời trang nào. Dù có sử dụng bao nhiêu chiến lược đi nữa thì một món đồ xấu, một món đồ cạn kiệt ý tưởng vẫn là 1 bad items khi tới tay khách hàng “Mặt thật, việc thật”. Vetements bị nuốt chửng bởi chính sự cường điệu và cái bóng quá lớn của nó, của người tiền nhiệm Demna Gvasalia để lại. Chưa kể, Vetements sẽ luôn – và bị lu mờ bởi Balenciaga, vốn dĩ được Demna chăm chút hiện tại. Trong cùng 1 tầm giá bán thì giờ đây – người ta sẽ mua Balenciaga hơn là mua Vetements. Chính Vetements cũng thừa nhận rằng không còn ai mua những gì họ đang làm nữa, cho nên thương hiệu nổi tiếng một thời đang kẹt cứng trong vòng luẩn quẩn của mình.
Rồi chúng ta vẫn phải đón nhận vài dòng quotes, vài cái định nghĩa in lên tee/hoodie hay logo printed của Vetements đến bao giờ nữa. Bộ Fall 2021 cá nhân mình thấy giống như đồ án tốt nghiệp của một sinh viên học thời trang hơn là của 1 thương hiệu có số có má 1 thời như Vetements và nhìn đi từ sau năm 2019, Vetements có còn là thương hiệu yêu thích nữa hay không?
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
louis vuitton fall 2019 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
GUCCI READY TO WEAR FALL 2021 "x BALENCIAGA", CHÁN, ÙM - RỒI SAO NỮA?
Trước tiên để mấy anh chị làm báo, các anh chị thời trang tránh "ngứa mắt" về đứa em nông cạn này, em xin phép nói trước là đây hoàn toàn suy nghĩ riêng của em nhé. Đúng thì không biết đúng không mà sai thì các anh, chị giơ cao đánh khẽ giùm em.
Dù luôn có một sự tôn trọng nhất định với Alessandro Michele - người đã đóng góp không hề nhỏ trong sự thành công đại chúng của Gucci hiện nay và Demna Gvasalia - người đã thay máu và đưa Balenciaga trở lại cuộc chơi thời trang niên đại mới. Nhưng khi mình hay tin đồn về sự hợp tác Gucci và Balenciaga trước khi chính thức có hình ảnh về, mình đã mường tượng về cái cách mà hai thương hiệu sẽ làm việc như thế nào.
Xin nhắc lại là cả Gucci và Balenciaga đều thuộc quyền kiểm soát của tập đoàn Kering Group. Và sự cạnh tranh của LVMH và Kering luôn nóng bỏng trước giờ - khi bối cảnh dịch bệnh vẫn đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có rất nhiều nơi thuộc châu Âu, châu Mỹ là thị trường trung thành của các hãng thời trang cao cấp/xa xỉ đã "đóng băng" so với cùng kì năm 2019. Vậy - nên tập trung vào đâu, tất nhiên rồi. Á Châu, mình muốn nói cụ thể là thị trường Trung Quốc. Và - thị trường Trung Quốc muốn gì, mình cũng đã nói ở bài viết gần đây. (Trước thời điểm runway Gucci Fall 2021 diễn ra hoho).
Đừng nói là Gucci hay Balenciaga muốn gì? Tương tự như tầm nhìn của Alessandro Michele hay Demna ra sao. Hãy đặt thẳng vấn đề là Francois- Henri Pinault , Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của Kering muốn kiếm bao nhiêu tiền. Nhân dịp kỉ niệm 100 năm thành lập brand Gucci, cả thế giới hoặc chí ít là những ai quan tâm tới Gucci sẽ chờ rằng Aless làm gì, thương hiệu thể hiện ra sao. Nhưng suy cho cùng - đây vẫn là 1 cơ hội để kiếm một mớ tiền từ khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng dựa trên sức mạnh truyền thông và tình yêu thương hiệu. Cái tên Gucci là không đủ, nó cần thêm cái gì - đó là Balenciaga. 2 top brands của Kering với doanh thu cao ngất ngưỡng và đang được ưa chuộng bởi giới trẻ - mảng thị trường chủ lực chi tiền hiện nay. Nó mà kết hợp thì - Bingo, mua mua và mua. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc (Lại đọc bài cũ của mình nhé).
Fashion designer, dù có nổi tiếng và tham vọng như thế nào đi chăng nữa. Nhưng trong 1 thể tập đoàn kinh doanh thời trang, tất cả phải theo ý của CEO/Chủ tịch HĐQT và đội ngũ chiến lược kinh doanh. Cả Gucci và Balenciaga cũng chẳng phải là ngoại lệ.
Chẳng thế mà, ngay từ đầu show - nhạc nền xuất hiện với "Gucci Gang" của Lil Pump, Rick Ross và Bhad Bhabie với "Green Gucci Suit" và "Gucci Flip Flops" đã thể hiện chủ đích nhắm tới đối tượng khách hàng của Kering. Ai nghe nhạc Rap hiện tại? Ai thích những rappers trên, ai sẽ nổi máu hyped khi va vào những giai điệu này. Không ai khác chính là giới trẻ - Generation Z - những người chi tiền vì brands không cần suy nghĩ và thói quen "Flexin'" tối đa nhất có thể.
Hãy nói riêng về Gucci Fall 2021. Nó chẳng làm mình bất ngờ về thiết kế hay màu sắc, phụ kiện đến quần áo. Toàn bộ những items/looks trong bộ sưu tập đều "quen thuộc" với mình. Có thể thông cảm và giải thích cho Alessandro Michele rằng đây là sự kiện kỉ niệm 100 năm cho Gucci nên collection này giống như 1 trang "biên niên sử" để Michele nhắc lại cho người xem toàn bộ những thứ mà mình đã làm với Gucci. Bên cạnh đó, Michele cũng không quên tôn vinh cụ Tom Ford với thiết kế iconic nhất của mùa thu năm 1996 - chiếc áo tuxedo màu đỏ velvet. Rồi những gì trải qua - nói một cách văn hóa, là "ôn lại kỉ niệm mái trường xưa" với Gucci, với Michele. Và xoay quanh trục đó, vẫn là monogram cổ điển của Gucci. Michele vẫn vậy, vẫn kiểu thơ thơ - quý tộc, sang trọng và vừa đủ cho những sản phẩm của mình. 94 looks, vâng 94 looks cho 1 collections là tập sách "Gucci" mà Michele muốn kể cho chúng ta xem.
Nên - những ai thích Gucci thì sẽ thích, sẽ khen. Còn mình trung lập, mình cảm thấy vẫn Gucci thôi, hơi buồn tẻ theo quan điểm cá nhân.
Cái sự "Lazy as f*ck" và quá thực dụng của nhà Kering khi mà những sản phẩm Gucci kèm logo printed tiêu biểu của Balenciaga lên, kèm trộn với logomania của Gucci. Trông "lười" - lười lắm. Trông khác gì một cái áo form ( không nói về chất liệu nhé) rồi in hai cái logo Gucci và Balenciaga lên không?. Nhìn chẳng khác gì một sản phẩm đơn thuần của Balenciaga 2017 - 2018 đang xuất hiện trong show của Gucci cả. Buồn cười nữa là cái monogram của Gucci in đè lên logo của Balenciaga và vị chủ tịch đáng kính của Kering phát biểu một cách "mượt mà" rằng : " Tôi thấy được sự sáng tạo của Demna và Alessandro, tầm nhìn của họ và cách họ tạo nên biểu tượng của chính mình lên thương hiệu để đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay". Thôi thôi, bác văn vẻ quá - bác muốn kiếm tiền nhiều thì bác nói ih. Bác nên dừng 02 giây rồi nói là "Tao muốn kiếm nhiều tiền. Thế thôi" để giới trẻ, mấy trang báo chí, mấy Kols bớt tôn vinh thần tượng cái sự thực dụng của bác lại.
Cả Alessandro - cả Demna với đầy sự yêu thương và kính trọng, thừa sức làm những thứ tốt hơn, đỉnh cao hơn với tài năng thực lực sẵn có trong tay. Họ đều là những người có kinh nghiệm và đào tạo bài bản, họ biết thị trường muốn gì và cần gì. Nhưng nó không phải là hai cái logo in cạnh nhau rồi lại "mang dấu ấn lịch sử" "Mốc son cho 100 năm của Gucci". Với tầm cỡ của 2 người mà cũng không khác gì "Supreme với Louis Vuitton" sao. Nên nhớ Supreme chỉ đơn thuần là thương hiệu streetwear, chỉ in cái logo lên áo rồi bán. À hay là - Supreme x LV của nhà LVMH, Gucci x Balenciaga của nhà Kering. Oh noo.
Cho những ai tin rằng "Logomania" đang trở lại. Không, nó không trở lại - thời kì đỉnh cao của nó đã qua vào những năm streetwear lên ngôi và chuyển giao qua thời trang cao cấp vào năm 2018 rồi. "Logomania" hiện tại là một công cụ biện chứng cho sự "an toàn" và "Thực dụng" của những kẻ đầu lãnh các tập đoàn thời trang. Các nhà thiết kế "Lười" hay không thì mình không chắc nhưng mình chắc một điều rằng, đồ in logo luôn bán được - ít nhất là tại thị trường Trung Quốc =)). Lí do mình cũng đã giải thích rồi. Do hiện tại dịch bệnh ảnh hưởng sâu và muốn kiếm tiền nên các bác đua nhau ra logomania rồi gọi nó là xu hướng để lòa thị trường, muốn đổ xô mua theo các bác chứ gì. Còn nào những Gucci, Dior, Louis Vuitton, Goyard năm nào chẳng làm monogram lên sản phẩm - không ít thì nhiều thì đâu có gọi là "bây giờ mới phất lên"?
Thôi thì - cái ngành công nghiệp thời trang nó vậy. Thị trường giờ nó vậy, thích thể hiện sự thượng lưu và xu hướng thì các CEO phải vậy. Cũng chán chường - giờ chỉ đợi tin các fashion designer bên Nhật và Prada Group thui.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
Chúc các bạn một năm mới thật mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.
Cảm ơn các bạn nhiều.
louis vuitton fall 2019 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
louis vuitton fall 2019 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
louis vuitton fall 2019 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
louis vuitton fall 2019 在 Milk Magazine - 【LOUIS VUITTON PRE-FALL 2019 ... 的必吃
【LOUIS VUITTON PRE-FALL 2019 COLLECTION】 由女裝藝術總監NICOLAS GHESQUIERE創作的LOUIS VUITTON... ... <看更多>
louis vuitton fall 2019 在 Louis Vuitton Fall 2019 Men's Fashion Show Details 的必吃
Louis Vuitton Fall 2019 Men's Fashion Show Details. Designer looks from the Fall 2019 Men's runway shows from Paris Fashion Week Men's. ... <看更多>