#HannahEdApplyStory - Nữ sinh chuyên Anh giành 9 học bổng đại học ở Mỹ
Những ngày qua Cẩm Nhiên miệt mài ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, hoàn thành chương trình học trước khi sang Mỹ vào tháng 8.
Nữ sinh được 9 trường mời gọi với mức học bổng cao gồm Cornell, Denison, DePauw, Drexel, Miami, Mount Holyoke College, Southern Methodist, Umass Amherst, Carleton. Không mất nhiều thời gian quyết định, nữ sinh 18 tuổi chọn Đại học Cornell thuộc nhóm Ivy League - đại học có uy tín nhất trên thế giới với mức tài trợ 254.000 USD (gần 6 tỷ đồng) trong bốn năm.
"Đây là một trong số ít trường quan tâm nhiều về khả năng thực tế của học sinh hơn là điểm số. Ngoài ra, trường có một viện nghiên cứu về nhân lực tại nơi làm việc - vấn đề em rất quan tâm", Nhiên cho biết.
Nhiên kể, biết đại học Mỹ có hai đợt tuyển sinh trong năm, trả kết quả vào tháng 12/2020 và tháng 4/2021. Kỳ vọng nhất vào Đại học Cornell, nữ sinh nộp hồ sơ đợt đầu nhưng nhận kết quả không như mong đợi. Trường chưa nhận ngay mà để hồ sơ xét cùng các ứng viên đợt sau.
"Em rất hụt hẫng, lo ngại. Tỷ lệ trúng tuyển đợt sau thường thấp hơn do số lượng cạnh tranh cao", Nhiên nói về cảm xúc lúc đó. Dù đã nhận được học bổng khá tốt của nhiều trường khác, song niềm ước mơ vào Cornell quá lớn khiến cô quyết tâm đợi kết quả cuối cùng.
Bài luận 650 từ được nữ sinh gửi cho đại học Conell được thực hiện trong 5 tháng, từ quá trình lên ý tưởng, viết nháp và trau chuốt ngôn từ. Ban đầu, cho rằng phải có một chủ đề lớn lao thì bài luận mới nổi bật, cô thường xuyên bị "bí" ý tưởng giữa chừng. Được sự cố vấn và lời khuyên của mọi người, Nhiên nhận ra yếu tố quan trọng là cách bày tỏ đam mê, thế mạnh để trường thấy được con người thật của mình.
"Em dành nhiều thời gian trong hè để định hướng bản thân và thấy may mắn chọn được hướng đi đúng. Đó là khoảng thời gian khá áp lực nhưng rất ý nghĩa, em được hiểu chính mình hơn qua những câu chuyện quá khứ", Nhiên chia sẻ.
Chủ đề bài luận của cô là sự kết hợp giữa hai vấn đề nữ quyền và tranh biện. Lấy cảm hứng từ món đồ chơi yêu thích lúc nhỏ, Nhiên lồng ghép câu chuyện từng bỏ chơi búp bê vì bị chê điệu và việc em tái thành lập câu lạc bộ tranh biện của trường. Từ đó, em khẳng định việc thích sự nữ tính không đồng nghĩa với việc mình không thể theo đuổi những sở thích học thuật khác. "Mỗi người là những cá thể riêng biệt, hoàn thiện và mang sự đối lập", Nhiên nói.
Trong bài luận phụ, ứng viên được yêu cầu trình bày một vấn đề xã hội quan tâm. Nhiên đã kể về hành trình hơn 2 năm tham gia Eunoia Project - dự án được một cựu học sinh trường Lê Hồng Phong thành lập năm 2017, nhằm giúp mọi người có cái nhìn sâu hơn về hội chứng tự kỷ.
Trong bài luận, cô chia sẻ về lần đầu nói chuyện với các bé tự kỷ, cả hai đều gặp khó khăn. Khi đó, Nhiên đã tập cắt ngắn những câu dài, rút thành câu đơn để dễ dàng giao tiếp với các bé. Cô nhận ra rằng, muốn giúp ai đó cần đặt bản thân vào họ để hiểu nhau hơn, rồi kết thúc bài luận bằng việc bày tỏ muốn được hành động để thấu hiểu và giúp đỡ mọi người.
Ngoài ra, trong thời gian chờ đợi, từ cuối năm ngoái đến nay, Nhiên tham gia vào chương trình Nhà lãnh đạo trẻ châu Á (Asia Youth Leaders), thành đại diện Việt Nam giao lưu với những học sinh nước khác. Nữ sinh còn liên lạc và trao đổi với hai giáo sư của trường Cornell về cách xây dựng hệ thống nhân sự cho một doanh nghiệp để đảm bảo bình đẳng trong môi trường làm việc. Em gửi thêm một lá thư cho ban tuyển sinh cập nhật những hoạt động em làm được và bày tỏ khao khát được học tại trường (letter of continued interest).
Không uổng công, hồi đầu tháng 4, cô nhận tin nhắn thông báo kết quả đậu từ Đại học Cornell. Mở điện thoại, nữ sinh hồi hộp đến mức gõ sai liên tiếp email của mình. Vừa thấy dòng chữ chúc mừng, em gọi điện báo tin cho mẹ - người luôn ủng hộ và sát cánh trong "cuộc chiến săn học bổng".
Nhận thấy đa số du học sinh chọn khối STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật, Mathematic - Toán học), Nhiên băn khoăn vì đó không phải là sở trường của mình. "Đại học là khoảng thời gian sinh viên được trải nghiệm và hiểu sâu những ngành mình đam mê. Em không muốn lãng phí 4 năm để cố theo đuổi một lĩnh vực không phù hợp", Nhiên bày tỏ quan điểm
Đa số các trường đại học Mỹ không ràng buộc sinh viên phải chọn chuyên ngành cố định trong 1-2 năm đầu. Nhiên muốn thử sức nhiều ngành nghề nhất có thể để xem bản thân có thể phát triển tới đâu, chẳng hạn như Kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế, Luật dân sự.
Một đam mê lớn của nữ sinh là học tiếng Anh. Từ cấp hai, Nhiên "cuồng" Harry Potter, từng dành một tháng hè để đọc sách, xem hết 7 phần bộ phim. Nhiều lúc, bản dịch không truyền tải chuẩn xác ý tưởng của tác giả nên em muốn được trải nghiệm bằng bản gốc. Nhiên ham đọc sách, trau dồi vốn ngoại ngữ. Hè năm lớp 9, Nhiên tự tìm tài liệu trên mạng ôn trong ba tháng và thi đạt IELTS 8.0.
Từ nền tảng này, Nhiên đỗ vào chuyên Anh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Thấy nhiều học sinh có cùng sở thích tranh biện nhưng không có đất thể hiện, Nhiên cùng một bạn trong lớp tái lập câu lạc bộ tranh biện (LHP Debater Club) của trường sau hai năm dừng hoạt động. Nhờ đó, Nhiên học được thêm cả kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm.
Nữ sinh tích cực tham gia các cuộc thi, tổ chức cộng đồng để mở rộng kiến thức về các vấn đề xã hội và "làm đẹp" hồ sơ xin học bổng. Năm 2019, cô là một trong 3 thí sinh đoạt giải Người nói tốt nhất chương trình The Debaters. Học kỳ một lớp 12, em giành giải đồng của cuộc thi toán học International Youth Math Challenge (IYMC).
Suối thời trung học vừa học vừa tham gia hoạt động ngoại khóa, Nhiên thừa nhận từng gặp khó khăn trong việc cân bằng, phân bổ thời gian. Nữ sinh không coi nhẹ việc nào, tự khích lệ bản thân nghĩ tới kết quả mình sẽ đạt được. "Chỉ tham gia một vài câu lạc bộ, tổ chức nhưng em luôn áp lực bản thân phải cống hiến dài lâu và thực sự để tâm. Khi đó, mình sẽ thấy trưởng thành và phát triển hơn rất nhiều", Nhiên chia sẻ.
Chị Nguyễn Thủy Tiên, cố vấn của Cẩm Nhiên trong quá trình làm hồ sơ du học, nhận xét nữ sinh biết xây dựng kế hoạch chỉn chu và tập trung vào điểm mạnh của bản thân. Nhiên quan tâm tới lĩnh vực luật pháp nên hồ sơ được làm nổi bật sự đam mê của em với chủ đề này.
"Dù không có kết quả học thuật quá cao, Nhiên đã đầu tư vào những thứ em giỏi nhất, đây là điều mà nhiều bạn học sinh cấp ba chưa làm được", chị Tiên nói.
Nguồn: fan page Du Học Sinh Việt
#scholarshipforvietnamesestudents #hannnahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
同時也有23部Youtube影片,追蹤數超過574的網紅好女人的情場攻略,也在其Youtube影片中提到,2021年6月開始,因為COVID-19疫情的關係,我們推出了線上版的快速約會喔~ 報名連結:https://linktr.ee/therightone.tw FB粉絲專頁:https://www.facebook.com/SpeedDatingParty |認識非誠勿擾| 由一群來自金融界和科技...
「ivy league」的推薦目錄:
- 關於ivy league 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於ivy league 在 裘德叔叔的試衣間 Facebook 的精選貼文
- 關於ivy league 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於ivy league 在 好女人的情場攻略 Youtube 的最佳貼文
- 關於ivy league 在 FriesBro Youtube 的最讚貼文
- 關於ivy league 在 The World TODAY Youtube 的精選貼文
- 關於ivy league 在 Karen on Ivy League Analytical English - Home | Facebook 的評價
ivy league 在 裘德叔叔的試衣間 Facebook 的精選貼文
@barnstormer.chinos 1101P NOP Dress Chino
The brand has been making authentic chino trousers that were deeply rooted in the Ivy League style, 1101 flat front dress chino was design based on the 1940s cotton slacks worn by the U.S military officers.
Pairs with brown suede A1 bomber jacket by @valstarofficial and @kamakurashirts Vintage Ivy pink button-down Oxford shirt.
.
.
.
#barnstormer #usarmy #military #militarystyle #chino #armychino #valstar #valstarino #a1 #bomberjacket #Vintageivy #ivyleaguestyle #ivyleaguelook #ivystyle #tradstyle #takeivy #classicmenswear #menswear #mensfashion #mensstyle #menslook #mensweardaily #sartorial #tailoring #sprezzatura #dapper #styleforum #styleformen #classicstyle #unclejudes
ivy league 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
#HannahEdApplyStory - Nữ sinh Ams nhận học bổng 7 tỷ đồng vào ĐH Chicago
University of Chicago (Uchicago) là trường đại học nằm trong top 10 trường đại học tốt nhất nước Mỹ, năm 2019 trường được xếp hạng #6NU – top 6 đại học quốc gia Mỹ, chỉ đứng sau một số trường như Princeton, MIT, Harvard, … và còn được đánh giá cao như các trường thuộc khối Ivy League.
Bên cạnh đó, Uchicago nổi tiếng là ngôi trường có tỷ lệ chấp nhận học sinh cực thấp – chỉ khoảng 7% và năm 2018 ghi nhận mức thấp kỷ lục 5.9% (theo Chicagomaroon).
Vậy đâu là lý do khiến cô gái Việt Vũ Lê Hoàng Mai – học sinh Anh 1 trường Ams được nhận vào ngôi trường danh giá này với học bổng toàn phần gần 7 tỷ đồng? Liệu có phải bởi hậu thuẫn tài chính, có giải thưởng quốc tế hay bài luận thể hiện bản thân như một “ngôi sao”?
Hoàng Mai là một cô gái nhỏ nhắn với nụ cười tươi và luôn giữ bản thân bận rộn với việc học tập hoặc nghiên cứu một thứ gì đó. Em có sở thích đọc sách trinh thám, sách về vật lý lượng tử và các thông tin về ứng dụng khoa học vào đời sống.
Hoàng Mai chia sẻ em rất đam mê học và đọc sách, đặc biệt là các tri thức về vật lý: bao gồm lý thuyết lượng tử (về vũ trụ, hạt cơ bản, thuyết đa tuyến tính của không – thời gian…) tới các ứng dụng vật lý hiện đại vào các lĩnh vực sản xuất thực tiễn.
Hoàng Mai xác định từ sớm đi du học Mỹ là con đường nhanh nhất giúp tiếp cận với môi trường và nguồn kiến thức tinh hoa của thế giới bởi vậy em đã có sự chuẩn bị từ sớm.
“Em bắt đầu học SAT từ năm lớp 10 và ở lần đầu vào tháng 12 năm ngoái kết quả chưa được ưng ý. Sau đó em thi lại lần hai vào tháng 3 năm nay và đạt kết quả 1570/1600 SAT.
Dù muốn kết quả thi tốt hơn nữa nhưng em muốn dành thời gian học thêm các môn SAT II. Sau đó em cũng thi ba môn Toán – Lý – Hoá và mỗi môn đều được 800/800 SAT”, Hoàng Mai kể.
Không chỉ dừng lại ở điểm số SAT thuộc top 1% thế giới, Vũ Lê Hoàng Mai còn có các thành tích ấn tượng về học tập: TOEFL 114/120, điểm trung bình lớp GPA 9.0 và đạt giải Ba quốc gia môn Tiếng Anh.
Em cũng là người sáng lập của 2 dự án vì cộng đồng: Evy – Tri thức cho em: dạy thường thức cho trẻ em khắp mọi vùng miền trên Việt Nam và Physics Now – website cung cấp tri thức vật lý và tổ chức các buổi thí nghiệm vật lý ứng dụng cho học sinh từ lớp 6 – lớp 9 trên địa bàn Hà Nội.
Ở Hoàng Mai có đầy đủ các yếu tố của một học sinh toàn diện. Tuy nhiên, khi chia sẻ về thời điểm ra quyết định chọn trường Đại học Uchicago để nộp đơn, em đánh giá đó là một quyết định “táo bạo nhất trong đời” của mình: “Khoảng 6 tháng trước khi bước vào giai đoạn lên kế hoạch chọn trường, em có nhắm đến top 20 trường tại Mỹ.
Thời điểm đó em không nghĩ đến những trường thuộc top cao hơn như Harvard, Chicago bởi theo em quan sát thì thường những bạn có Huy chương Vàng quốc tế và khả năng tài chính mạnh sẽ có lợi thế hơn nhiều. Em chỉ có giải quốc gia và mức chi trả trung bình khá do vậy em chọn trường thấp hơn một chút”.
“Nói về quyết định thay đổi apply tới tận Uchicago, đến giờ em vẫn không tin mình đã làm như vậy”, Hoàng Mai chia sẻ. “Thực ra em có đăng ký tư vấn hỗ trợ viết luận qua một trung tâm, và các thầy cô nhận xét cá tính và con người em thực sự hợp với Uchicago.
Tuy hồ sơ em hơi yếu nhưng vẫn có một tia hy vọng mong manh. Em có thể nỗ lực ở bài luận cá nhân và các hoạt động ngoại khoá để bù đắp. Và cuối cùng em quyết định liều mình thử sức với mục tiêu được trường defer (không nhận ngay nhưng sẽ xét duyệt ở kỳ tháng 3)”.
Sau đó là quãng thời gian Hoàng Mai miệt mài tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và viết luận. Hoàng Mai tham gia vào một dự án giảng dạy và hướng dẫn các bạn học SAT yếu hơn.
Em cũng xin tham gia vào xây dựng ứng dụng từ vựng học SAT của một công ty công nghệ giáo dục. Hoàng Mai hoàn thành dự án Evy – tri thức cho em và tổ chức thành công buổi offline dạy các em học sinh cấp 2 về vật lý ứng dụng.
“Chính nhờ tham gia các hoạt động, em có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và bản thân mình. Xen kẽ các hoạt động em tiến hành lên ý tưởng và viết nháp bài luận cá nhân. Tuy có nhiều ý tưởng nhưng em thường được phản hồi là chưa phản ánh hết cá tính bản thân, chưa nêu bật được con người của mình và cần trải nghiệm hơn nữa.
Mãi sau khi hoàn thành app từ vựng học SAT và được tìm kiếm nhiều nhất trên Apple store, em mới chốt xong ý tưởng. Ý tưởng đó lại phải sửa thêm gần 10 lần nữa mới ra bản cuối cùng. Tuy vất vả nhưng em lại thấy đó là một quá trình trưởng thành. Em nhận thức được nhiều khía cạnh về cuộc sống và hiểu bản thân mình hơn”.
“Trong đó, khó nhằn nhất là bài luận bổ sung không giới hạn từ về mạng sống. Đề bài đưa ra khái niệm về đa mạng như con cáo trong truyền thuyết có 9 cuộc đời, nhân vật pacman trong trò chơi điện tử có 3 cơ hội sống… và yêu cầu em tự đưa ra một khái niệm và giải thích về ý nghĩa số mạng sống của khái niệm đó.
Em đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định viết về 2 cuộc đời: sống theo bản ngã cá nhân và sống theo kỳ vọng xã hội của con người hiện đại. Lúc hoàn thành bài luận, em cảm thấy đó là một trong những thử thách khó nhất trong đời mình”, Hoàng Mai bồi hồi kể.
Chia sẻ rõ hơn về bài luận cá nhân – một yếu tố quan trọng trong bộ hồ sơ, Hoàng Mai nhớ lại: “Ban đầu em có ý tưởng viết về bình đẳng giới, tuy nhiên sau đó em chỉ đưa ý tưởng này thành một phần của bài viết.
Em muốn viết về sự tương phản đối lập của chính em: một cô gái học trường chuyên nhưng vẫn có chút nổi loạn của tuổi trẻ. Em chơi nhạc rock nhưng điều đó không có nghĩa là em không thích học Văn. Một bạn vẽ rất đẹp nhưng không nhất thiết bạn ấy phải theo con đường nghệ thuật.
Đôi khi chúng ta, nhất là những người trẻ như chúng em, vô tình bị ảnh hưởng bởi ý kiến của số đông và nghe theo trong khi bản thân trong khi những đánh giá không thực sự phù hợp với ý muốn của bản thân mình.
Rất dễ hiểu khi xã hội có xu hướng “xếp” các cá thể (bằng cách giản hoá các các tính riêng biệt) vào các nhóm lợi ích, các hoạt động, các phân nhóm xã hội, nhưng khi những rào cản này ngăn chúng ta nhận ra bản thân thực sự, với tất cả các khía cạnh của bản thân, chúng ta cần phải thoát ra, để thấy chúng ta như chúng ta, không phải là cá tính mà mọi người cho là chúng ta”.
Bên cạnh bài luận cá nhân mà bất cứ trường đại học ở Mỹ nào cũng yêu cầu, trường University of Chicago còn có những bài luận riêng biệt.
Và những nỗ lực của cô gái 17 tuổi đã được đền đáp. Em đã nhận được thư chấp nhận của Hội đồng tuyển sinh trường với mức học bổng là toàn phần.
Hoàng Mai đã đập cửa phòng bố mẹ lúc 4 giờ sáng, ngay khi em biết tin và cả nhà đều không ngờ với con số gần 7 tỷ đồng học bổng cho 4 năm học của em.
Khuôn viên trường University of Chicago – nơi GS Ngô Bảo Châu đang giảng dạy; cũng là ngôi trường Hoàng Mai sẽ theo học vào năm học tới.
Có thể nói việc đi du học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ không đơn giản chỉ là đầu tư về tài chính. Bản thân mỗi em học sinh cũng phải nỗ lực và cố gắng hết mình, cả từ việc học đến các hoạt động vì cộng đồng.
Hoàng Mai bằng sự mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân đã chạm tay đến ước mở của mình. Em sẽ được học tập và nghiên cứu với các chuyên gia đầu ngành từ khắp nơi trên thế giới, và ước mơ của cô gái này là có thể khám phá ra được một luận điểm mới trong lý thuyết đa vũ trụ, và có thể được một giải Nobel như giáo sư Ngô Bảo Châu.
Source: Fan page Du Học Sinh Việt
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
ivy league 在 好女人的情場攻略 Youtube 的最佳貼文
2021年6月開始,因為COVID-19疫情的關係,我們推出了線上版的快速約會喔~
報名連結:https://linktr.ee/therightone.tw
FB粉絲專頁:https://www.facebook.com/SpeedDatingParty
|認識非誠勿擾|
由一群來自金融界和科技界的海外歸國人士所創立,我們致力於提供平日工作繁忙的白領上班族一個有趣、安全、省時的社交活動體驗。 我們累積舉辦過250場大型活動,包含2019海外名校聯合單身派對 & 2019常春藤盟校Ivy League Ball 晚宴 Young professionals Mixer。
|什麼是快速約會?|
快速約會概念源自猶太人一項傳統習慣,即年輕單身男女,定期在長輩陪伴下見面,避免族外通婚。1998年,美國洛杉磯一名猶太人開始固定舉辦快速約會,確保身處大城市的猶太單身族有機會互相認識。自此快速約會迅速從美國西岸風靡到東岸。最近二年這股熱潮也迅速延燒到新加坡、馬來西亞等亞洲國家。
相關介紹:https://www.youtube.com/watch?v=j5aJjhR2ixA
|非誠勿擾【線上快速約會】活動內容|
8位男生和8位女生,我們會透過Zoom的線上型式來舉辦。
每一個參加的男生有7分鐘的時間,一對一與女生單獨交談和認識。
|線上Speed Dating 參加資格|
未婚單身男女 ( 活動通報名資格: 男生 45yrs 以下,女生 40yrs 以下 )
( 註:本活動為審核制,主辦單位保有最終入場資格審核權 )
|常見問題|
1.什麼是線上版的快速約會呢?
和實體的快速約會一樣,在主持人的引導下,你可以認識到8-12位多元背景的異性朋友,一對一的和每位異性參加者聊天、認識彼此;唯一的不同,你可以更便利地在任何地方,舒適地使用電腦、平板或手機來加入線上活動喔。
2.除了和別人聊天還有其他活動嗎?
有的!我們在分組聊天結束會有個配對的環節,每位參加者可以選擇一位印象最不錯的異性,若是男女生雙方皆剛好選擇彼此,即是配對成功!
3.活動時,能否與參加者私下聊天?
可以的!參加活動時,會進入虛擬主會場,完成報到後,可至虛擬交誼廳「空中酒吧」看看各位參加者,活動正式開始後,主持人就會協助將各位參加者兩兩一組分至私人房間聊天,每7分鐘,會再換一位新的參與者聊天。
4.如果我對聊天對象有興趣,有辦法在活動後聯絡嗎?
為確保隱私權,主辦單位並不會提供與會者的聯絡方式,不過,主辦單位會請大家在參加活動前,準備好自我介紹資料,其中就有包含聯絡方式(E-mail / LINE /其他),並於每輪聊天的開始,讓雙方交換自我介紹,此時就能儲存下來,活動後就可以聯絡有興趣的聊天對象囉~
5.要使用哪個線上平台呢?需要先下載嗎?
我們是使用ZOOM來進行快速約會的活動喔!活動前請先下載程式,活動報名成功後,主辦單位將寄發活動通知信件,其中就有詳細的介紹。
6.參加活動時,使用手機、平板和電腦哪個比較好呢?
雖然ZOOM是手機、平板和電腦都可以使用的,但是為了確保活動的最佳品質及參與體驗,我們強烈建議各位使用電腦版ZOOM!如此一來可以大大降低活動進行到一半跳出會議的機率,也可以適用較進階的功能。
7.在哪種環境比較適合視訊呢?
家中任何一個角落都可以視訊喔!我們沒有場地的限制,但建議大家在光線充足且安靜的環境視訊,麻煩大家連接到穩定的網路,也可以準備電腦充電線在一旁。
8.若不想要家中或所處環境背景出現在螢幕上,有沒有什麼解決方法呢?
有的!ZOOM 的「虛擬背景」功能即可隱藏身後景觀,將螢幕上的背景換成個人挑選的圖片,像是咖啡廳、海灘、極光或室外太空都可以!活動通知信中會有教學喔~
9.參加活動,應該要穿什麼呢?
上半身建議以Smart Casual為主,另外也鼓勵大家可以精心打扮一下,因為或許有機會遇到生命中重要的另一半呢~因此在鏡頭前展現最好的自己吧!
10.人在國外是否可以參加呢?
只要妳有筆電或手機以及網路,不論妳在地球何處,都歡迎妳加入,與我們線上見唷~
(已經有在美國、法國、日本、馬來西亞、愛沙尼亞等國的台灣人來參加過喔~)
ivy league 在 FriesBro Youtube 的最讚貼文
哈囉 我是大薯
今天要介紹一位
從英雄聯盟S5銅5到S11鑽2的玩家
他在S4加入LOL時被朋友用犽宿跟他單挑
結果被他屌打發現這隻英雄很有趣
便開始觀看ArKaDaTa學習技巧並苦練
他在S11台服單雙160場54%勝率
專精153萬的犽宿
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
👉幫助達到70,000 訂閱▶ http://bit.ly/2ItnvA6
👉公開Line群: https://reurl.cc/Xkzyja
👉LBRY: https://lbry.tv/@FriesBro:2
👉Discord: https://discord.gg/X8Pft8X
👉Facebook粉絲團: https://www.facebook.com/heroclub2.0/
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
👉時間軸
0:00 - 玩家介紹 Player Introduce
0:24 - 玩家配置 Build
0:59 - 觀念技巧Tips&團隊意識 TeamFight
1:45 - 精彩操作 MONTAGE
👉BGM
Track: NIVIRO - Demons [NCS Release]
Music provided by NoCopyrightSounds.
Watch: https://youtu.be/PbEGWtcUnK0
Free Download / Stream: http://ncs.io/NDemons
Track: Mangoo - Happi (ft. bby ivy) [NCS Release]
Music provided by NoCopyrightSounds.
Watch: https://youtu.be/gQjAEbWZEgU
Free Download / Stream: http://ncs.io/Happi
[DnB] - Rameses B - Timeless (feat. Veela) [Monstercat EP Release]
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
歡迎投稿個人精彩操作👉https://m.me/heroclub2.0
LOL錄製&投稿教學👉https://youtu.be/aKkDWMG3vGk
投稿短片請加入Line群👉 https://reurl.cc/Xkzyja
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
#大薯
ivy league 在 The World TODAY Youtube 的精選貼文
電商巨擘 #亞馬遜(Amazon)創辦人 #貝佐斯(Jeff Bezos)的前妻、小說家 #麥肯琪·史考特(MacKenzie Scott),去年離婚後就表示要捐出一半財產,今年以來她已經捐出60億美元,將近1,700億台幣,而且是打破富豪做慈善的傳統,直接把錢匯給有需要的弱勢團體。
今天我們就帶大家認識這位女性富豪榜排名第三的慈善家麥肯琪。
《 TODAY 看世界》每日精選國際話題,帶你秒懂世界大事!
↳ 看所有報導 https://lin.ee/7MAbPS0
馬上訂閱 LINE TODAY 官方帳號,全球脈動隨時掌握!
↳ 訂閱起來 https://lin.ee/19eXmdD
ivy league 在 Karen on Ivy League Analytical English - Home | Facebook 的必吃
Karen on Ivy League Analytical English · October 20 at 9:06 PM ·. A few openings left in the upcoming 師德發音工作坊series! 名額有限,欲報從速! ... <看更多>