ANTI-WAR IN FASHION/ TINH THẦN PHẢN CHIẾN TRANH.
[Hay người ta nói là Protest Fashion cũng được]
Bóng đen của chiến tranh lại che phủ miền đất đã xảy ra tranh chấp ngay từ ngày mình còn nhỏ xíu. Đó là Trung Đông, là miền đất của tôn giáo – thành Jerusalem, cái nôi của rất nhiều đức tin trên thế giới bây giờ. Đó là cuộc chiến trường kì giữa Palestine và Isarel. Vì đây là vấn đề nhạy cảm và cực kì phức tạp, ai cũng chiến đấu vì một lợi ích và lòng tin nào đó nên mình sẽ không nên viết.
Nhưng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa Việt Nam của chúng ta và một trong những văn hóa đại chúng, một trong những chuyển biến trong tư tưởng thời trang của thế hệ thanh niên nước ngoài trước đó, và cũng liên quan đến chủ đề mình nói. “Tinh thần phản chiến tranh trong thời trang”. Như nhiều bạn cũng biết và mình có bài viết về nó – Đó là “Phong trào và văn hóa Hippie”.
(Xin lưu ý rằng: Vấn đề lịch sử là một điểm vô cùng nhạy cảm. Trong bài viết nếu có gì sai sót xin người đọc chỉnh sửa và lượng thứ cho việc này).
Chiến tranh là điều không phải ai cũng muốn, đau thương – tang tóc và chúng sinh lầm than. Vietnam War hay chiến tranh Việt Nam là tiêu điểm của thế giới khi người Việt kiên cường bất khuất dành lại độc lập cho dân tộc và Mĩ đang sa lầy vào khu vực Đông Dương. Kể cả Việt Nam hay Mĩ thì những con số thương vong về người là vô cùng lớn. Những năm 1960 là thời kì biến động lớn về kinh tế, văn hóa, tiến bộ xã hội và phát triển nghệ thuật.
Có ai đó nói rằng “ Cát chết sẽ là sự khởi đầu mới” và nó bao trùm cả nghệ thuật. Như cái chết Đen – căn bệnh Dịch Hạch đã tàn phá khối Châu Âu suốt thể kỉ 13-14 đã mở đầu cho giai đoạn Phục Hưng, một trong những mốc son chói lọi của văn hóa nghệ thuật Nhân Loại. Thì giai đoạn thập niên 1960, khi chiến tranh Việt Nam lên tới mức đỉnh điểm nhất thì ngay tại nước Mĩ – những vết nứt và tinh thần phản chiến tranh cũng nổ ra.
Sự phẫn nộ ngày càng gia tăng khi mà giới trẻ Mỹ ngày càng nhận thức được những gì mà chính phủ đang sa lầy, tiêu tốn vì cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bên cạnh đó, vấn đề về giai cấp giàu – nghèo, vấn đề về tiếng nói của phụ nữ và sự phân biệt chủng tộc đã góp phần thúc đầy sự phản văn hóa (Counter culture). Tại Mỹ, khi mà Làn sóng Nữ Quyền thứ hai (Second Wave of Feminism) và phong trào Dân Quyền (The Civil Rights) bùng nổ mạnh mẽ và thu hút rất nhiều thanh niên đã tạo ra 1 kẽ hở lớn để thế hệ trẻ thể hiện bản thân. Và nó được bùng phát ra nghệ thuật, mở đầu cho 1 kỉ nguyên mới. Đó là Free Love, Rock and Roll and DIY/Hippie Fashion.
Tuy nhiên, thế là chưa đủ. Cần một sự thống nhất giữa một thập niên đầy sự bất ổn trong kinh tế và chính trị. Lúc đó, nước Mĩ đón nhận nhiều thứ trải dài qua nhiều năm – như Khủng Hoảng Tháng 10 tại Cuba (Cuban Missile Crisis) là cuộc đối đầu giữa Liên Xô – Cuba và Hoa Kỳ nổ ra vào 10/1962, vụ ám sát mục sư (Nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc) Martin Luther King Jr vào ngày 4/4/1968 nối tiếp theo cái chết đầy căng thẳng của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy vào ngày 22/12/1963 đã tạo nên một “Chảo lửa” với tinh thần của người dân xứ sở Cờ Hoa. Tất cả mọi người đã mệt mỏi và họ chán ghét chiến tranh, giọt nước làm tràn ly đó và điểm chốt cho mọi phong trào văn hóa được tập trung cho sự phản đối bắt đầu từ chính nước Mĩ và lan ra toàn thế giới. The Anti – Vietnam War movement – Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam.
Truyền thông Mỹ lúc đó không ngừng đưa ra những hiện thực bạo lực của cuộc chiến tranh này với sự góp sức của các phóng viên đầy dũng cảm, với những hình ảnh tàn khốc với con số thương vong của người Việt và người Mĩ ngày càng tăng. Xin lỗi các bạn nhưng để đúng với quan điểm, Người Mĩ lo cho người Mĩ trước khi cảm thương cho người Việt. Cuộc chiến tranh Việt Nam huy động rất nhiều thanh niên Mĩ bước tới “Rừng thiêng, nước độc” của người Việt và rất nhiều người nằm xuống. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt về quân số, chính phủ Mỹ đưa ra một dự thảo chọn “Ngẫu nhiên” thông qua một thứ gọi là Selective Service System (Hệ thống Dịch vụ chọn lọc). Nôm na rằng, dựa vào hệ thống này thì những thanh niên có thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp, những người không thể trả tiền cho các phí Chính Phú sẽ được huy động đi lính. Đây được xem là 1 hành vi phân biệt đối xử và nó dẫn đến sự phản kháng nặng nề từ tàng lớp Thanh Niên vì hòa bình và phản chiến tranh.
Và thế là..
Các cuộc biểu tình chống chiến tranh nổ ra khắp ở mọi nơi trên nước Mĩ, đặc biệt là ở các khu vực được xem là cái nôi của văn hóa “Hippie” như San Francisco, New York và Chicago. “Make Love Not War” cùng với biểu tượng Hòa Bình (Logo hình tròn với 3 đường bên trong mà các bạn hãy kêu là của Gdragon ấy) nhanh trong trở thành châm ngôn và hình ảnh phổ biến bậc nhất. Hàng ngàn người đã đổ xô tới các thành phố lớn để bày tỏ thái độ bất bình và yêu cầu chấm dứt chiến tranh vô nghĩa tại Việt Nam với sự ngã xuống của nhiều người vô tội.
Đa phần những người tham dự biểu tình là những người nằm trong văn hóa hippy nên cách họ ăn mặc, thời trang của họ. Thứ thời trang không “hợp” thời đại (Tính tại thời điểm đó nhé) đã trở thành bộ mặt của phong trào phản chiến. Và từ đó, hippie gắn liền với thông điệp Hòa Bình, Anti-war và nhân rộng toàn thế giới, từ bình dân đến sang trọng, từ những cửa hàng bán đồ cũ cho tới các thương hiệu thời trang lớn.
Thời trang đương thời lúc đó, chú trọng vào Haute Couture và sự sang trọng. Mà sự sang trọng gắn liền với giai cấp giàu nghèo. “Kẻ có tiền mới có thể theo đuổi thời trang” – Tư duy ấu trĩ này bám sát vào tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Mỹ. (Có thể đúng nếu thêm hai chữ cao cấp vào, theo quan điểm của mình). Thì thế hệ thanh niên trẻ theo phong trào Hippie lại theo chủ nghĩa “Ôn hòa” hơn như thế. Họ pha trộn được văn hóa Phương tây và tinh thần của Đông Á. “Sà Cân tạo ra ảo giác, nụ cười và hòa bình” (Không cổ súy việc sử dụng chất kích thích nhe mọi người) nhưng nó lại liên quan mật thiết đến việc “Free in Fashion” (Tự do thời trang).
Những bộ quần áo chỉnh tề của những năm 50 bị loại bỏ. Thay vào đó là một quy tắc “Bất quy tắc” trong việc ăn mặc, thay màu đen bằng một màu sắc tươi sáng, đậm chất ảo giác (Mình không biết nói sao nhưng tiêu biểu là Tiedye) và phóng khoáng của Bohemian. Tịa đây, các hoa văn đặc trưng của Á, Ấn như Paisley phát triển rực rỡ. Các phụ kiện bằng bạc, những dấu ấn của thiên nhiên như lông chim, móng động vật và Navajo Culture (Văn hóa bản địa của một trong những bộ tộc được công nhận lớn nhất nhì Mĩ, tập trung tại Arizona, Utah và New Mexico) được sử dụng. Nó là niềm cảm hứng dạt dào cho Kapital, Visvim hay là Goro's.
Trong thời điểm này, rào cản là không có. Thanh thiếu niên hướng tới sự “Phi giới tính” nhiều hơn. Hình bóng Phụ nữ trở nên mạnh mẽ hơn và tự do hơn. Tại sao phụ nữ phải bắt buộc trang điểm, tại sao phụ nữ phải để trải chuốt để theo một hình bóng, một tiêu chuẩn được sắp đặt của xã hội? Không bị bó buộc vào các kiểu quần áo may sẵn và che kín thân thể, sự thoải mái được ưu tiên bằng những chiếc đầm maxi, váy chữ A được tùy biến theo sự custome của mỗi người (Phong trào DIY). “Anything Goes” – Tiêu chí “Mọi thứ đều làm nên thời trang”, miễn là nó không phải là chuẩn mực xã hội. Thậm chí đối với một sô người, Hippie hay gì đó không quan trọng, thời trang không quan trọng – giá trị của con người mới là quan trọng.
Trong suốt các cuộc biểu tình, sự tự do, phóng khoáng với loose style của những người Hippies trong counterculture (Phản văn hóa) đã quyện cùng với phong tràn phản chiến tranh.
Một sự kiện vô cùng nổi tiếng khác với phong trào phản chiến và liên quan đến thời trang đó chính là “CHIẾC BĂNG TAY MÀU ĐEN”. Năm 1965, năm học sinh trung học đã đeo băng tay đen đến trường để phản đối chiến tranh Việt Nam. Nước Mĩ có niềm tự hào của họ và ngay lập thức – 05 học sinh này bị bắt buộc phải tháo băng ra nhưng họ từ chối và dẫn tới hậu quả là Đình chỉ học. Điều này đã dẫn tới một trong những vụ kiện đầy nổi tiếng và hình tượng sau này. The Supreme Court Tinker v. Des Moines – Tại đây, Tòa án tối cao đã phán quyết hành vi đình chỉ học là vi phạm Quyền trẻ em (Đã sửa đổ), tạo ra một tiền lệ cho quyền tự do thể hiện quan điểm chính trị thông qua thời trang tại nước Mĩ.
Tất nhiên, sự thất bại của Mĩ tại Việt Nam không đến từ 1 yếu tố mà nhiều điểm cùng tác động vào. Thất bại trên nhiều mặt trận và áp lực từ dư luận, từ Ủy Ban LHQ và những người yêu hòa bình trên toàn thế giới đã khiến chính phủ Mĩ phải kí vào Hiệp định Paris vào ngày 27/1 năm 1973 – chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam với hành động cụ thể là quân đội Mỹ sẽ rút ra khỏi Việt Nam và công nhận độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Bây giờ, chúng ta có thể thấy rõ ràng Anti-war fashion hay Protest Fashion ngày càng phổ biến hơn với các phong trào chính trị đặc biệt. Trong diễn biến chiến tranh và các quy mô của sự phân biệt chủng tộc vẫn còn đó thì những chiếc hoodie, những chiếc áo in #Blacklivesmatter, #TheFutureisFemale ... Với sự phát triển của Internet và mạng xã hội thì các nội dung sẽ được truyền tải rộng hơn, nhiều hơn nhưng sức mạnh trực tiếp và quy mô nhất thì vẫn phải nói tới Phong trào phản chiến tại Việt Nam với sự bùng nổ của Hippie. Nói không ngoa, nó đã đặt nền móng cho sự thể hiện tinh thần tự do lên thời trang, cho sự cá nhân/thể hiện bản thân.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「counterculture movement」的推薦目錄:
- 關於counterculture movement 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於counterculture movement 在 Tia-Thuy Nguyen Facebook 的最讚貼文
- 關於counterculture movement 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
- 關於counterculture movement 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於counterculture movement 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於counterculture movement 在 Beatniks, Hippies and Free Love - The Counterculture l THE ... 的評價
counterculture movement 在 Tia-Thuy Nguyen Facebook 的最讚貼文
[English below]
Được thiết kế và sản xuất riêng cho triển lãm, tà áo dài này đánh dấu một bước tiến mới trong tư duy sáng tạo của Thuỷ. Sử dụng đa dạng các kỹ thuật khâu tay khác nhau, trang phục được thực hiện hoàn toàn thủ công. Mỗi hạt cườm được người nghệ nhân lành nghề tỉ mỉ đính kết vào nhau, tạo thành lớp nền có cấu trúc của lưới hay mạng chăng tơ. Nổi bật trên lớp nền là mô-típ ‘long tường phượng vũ’. Đóng vai trò là hoạ tiết trung tâm, hình ảnh rồng bay phượng múa - vừa uy nghiêm, vừa phóng khoáng - là biểu tượng cho sự hòa thuận, hạnh phúc, thành đạt và viên mãn.
Song song thực hành nghệ thuật thị giác và thiết kế thời trang, với tà áo dài này, Thuỷ khám phá miền giao thoa giữa nghệ thuật, trình diễn, thời trang và bàn tay khéo léo của con người. Trong hành trình vượt qua những ranh giới kể trên, cô đồng thời cũng đưa ra chất vấn, ‘Liệu quần áo có thể được coi là nghệ phẩm?’ Nổi lên vào những năm 1930, phong trào ‘Wearable Art’ (tạm dịch: ‘Nghệ y’) như ta biết ngày hôm nay đã tìm được tiếng nói riêng vào thập kỷ 60 ở Mỹ - những tháng năm với đầy biến động mang tính xã hội, chính trị và văn hoá. Sử dụng cơ thể người như tấm toan để sáng tác, nghệ y đề cao phong cách cá nhân, được làm thủ công, mang tính biểu cảm cao, và thường là những tác phẩm độc nhất vô nhị. Khác biệt, nhưng cùng lúc vẫn kết nối với thời trang dòng chính, nghệ y xoá nhoà ranh giới giữa ý niệm và chức năng của trang phục. Đa dạng cả về phom dáng (khi ôm gọn, áp phẳng vào cơ thể; khi gồ ghề, mang tính điêu khắc) lẫn phong cách, chất liệu và kỹ thuật (sử dụng phương pháp đắp khối, lắp ráp; thậm chí cả vật thể tìm thấy trong đời sống thường nhật), đặc tính của nghệ y nằm ở tinh thần thử nghiệm dồi dào, trí tưởng tượng phong phú, và cam kết với tầm nhìn sáng tạo độc nhất của cá nhân người nghệ sĩ/nhà thiết kế.
Sản phẩm hiện đang được trưng bày tại "Ở trọ trần gian", triển lãm Mộng Bình thường ❤️
Chất liệu: Cườm kết thủ công
Thương hiệu: Thủy Design House
____________________________________
This áo dài, commissioned specifically for the exhibition, marks another step in Thủy’s creative thinking. Made entirely by hand, this áo dài has been constructed with beaded mesh and different hand stitching techniques. Working closely with skilled artisans each bead was stuck together to create a web-like layer underneath, with the central motif of the garment being ‘dragon dancing with phoenix’. The image of the dragon and the phoenix embracing each other and rising up high is both solemn and liberal, which is a symbol for harmony, happiness, success and contentment.
Practising as both a visual artist and a designer, this garment explores the intersection of art, performance, fashion and craftsmanship. In crossing these boundaries, Thủy is asking us ‘can clothing be art? The ‘Wearable Art’ movement as it is understood today emerged in the 1930s, and in particular, found expression in the American counterculture movement of the 1960s reflecting the social, political, and cultural upheavals of that decade. Using the body as armature, wearable art is individual, hand-made, expressive, and generally one-of-a-kind. It is distinct from mainstream fashion for its blurring the lines between conceptual and functional, yet remains connected to it. Although wearable art takes varied clothing related forms (sculptural or flat), employing diverse techniques, styles and materials (such as assemblages and found objects), it is characterised by a spirit of experimentation, fantasy, creative expression, and commitment to an idiosyncratic personal vision.
The artwork is displayed at An Everyday Dream exhibition:
Material: 3D beading
Brand: Thuy Design House
counterculture movement 在 Beatniks, Hippies and Free Love - The Counterculture l THE ... 的必吃
... <看更多>