🛡 MUA SẮM ONLINE CHUNG TAY CHỐNG DỊCH 🛡
✅MIỄN PHÍ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
✅GIẢM ĐẾN 40% TẤT CẢ SẢN PHẨM
Ngoài ra, với mong muốn hỗ trợ phần nào để khích lệ người dân Sài Gòn đang gồng mình chống dịch #Feedyvietnam hỗ trợ giảm thêm 7% cho các đơn hàng chốt từ 14/07 hết 31/07 tại khu vực TP. HCM.
🛒 Đặt hàng ngay: https://feedy.vn/
#phongchongcovid #covid19 #Saigontoiyeu
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
saigontoiyeu 在 Facebook 的最佳解答
Làm điều thiện… cần lắm sự bao dung.
Đoạn video clip này hiện đang lan truyền mạnh mẽ trên kênh Tiktok. Đó là câu chuyện về một cụ bà dắt chiếc xe đạp cũ kỹ đi xin gạo từ thiện. Điều mà tôi cảm thấy buồn và thất vọng là cách mà người ta đối xử với bà, chỉ 3Kg gạo thôi nhưng họ nhẫn tâm phủi tay đuổi bà đi. Cụ thất thểu ra về mà trong lòng không có gì bỏ bụng cho ngày mai.
Thật may mắn, sau đó cụ nhận được ít mì hộp và hai trăm ngàn đồng từ hai bạn trẻ tốt bụng. Họ còn biếu riêng cụ 200 ngàn, nhưng cụ từ chối chỉ xin nhận 100. Nài nỉ mãi, cụ mới nhận thêm 100 nữa và nói lấy tiền này đi chích vì mới té mà không có tiền đi bệnh viện.
Tôi đã cố kiềm cảm xúc của mình rồi nhưng đã chẳng thể khi cụ chốt câu cuối: “Đi mần mướn, có ai nuôi đâu. 4 bà con gái, 5 ông con trai khổ lắm”.
Bà ơi, bà đã chạm tới sâu thẳm trong trái tim con rồi bà ạ. Từng tuổi này, đáng lý bà phải được nghỉ ngơi để an hưởng bên con bên cháu, chứ sao phải đi làm mướn, đi xin gạo từ thiện? Tại sao những người con của bà lại không thể lo cho bà, để bà phải tuổi già sức yếu mà vẫn vất vả mần việc? Tại sao đã mang tiếng phát gạo từ thiện mà vẫn phủi tay đuổi bà đi?
Những vết xước hay những nỗi đau bên ngoài theo thời gian có thể lành lại, nhưng còn nỗi đau bên trong, liệu có phép màu nào làm cho nó liền sẹo? Và liệu bà chỉ là một trong số hàng ngàn câu chuyện của người nghèo đang đấu tranh để sinh tồn mùa dịch?
Tôi còn nhớ, trong đợt dịch đầu tiên, tôi chủ động phát gạo cho bà con ở quận 10. Lúc đó, có những cụ ông cụ bà, những người tàn tật bán vé số, những chú đạp xích lô ghé đến vào chiều muộn hay vào giờ nghỉ trưa để xin chút gạo về thổi cơm chiều. Tôi đã dừng ngay bữa cơm ăn vội để chạy ra dúi vào tay họ ít gạo (nói là ít chứ thật ra tôi cũng cho nhiều hơn so với số gạo những người xếp hàng trước đó), rồi còn cho thêm chút nước tương, nước mắm gia vị. Tôi hiểu, khi biết được tin, họ không kịp đến nhận. Mà từ thiện thì nào có quy định thời gian, thấy người nghèo là giúp thôi, và chỉ cần họ có bữa cơm đầy đủ hơn một tí là tôi vui rồi. Có bác đạp xích lô thoạt chừng 60 còn tâm sự: Vậy là bác đã có cơm để nấu cho thằng con bị thiểu năng ở nhà rồi… Nghẹn ngào.
Thế còn những chuyện tiêu cực thì sao? Có đấy, tôi cũng gặp rất nhiều trường hợp đã nhận rồi vẫn tìm cách vào xếp hàng lại, hoặc thậm chí nhận hàng từ thiện rồi chia nhau đem bán, mọi người có khuyên tôi: Thôi đừng phát. Nhưng tôi nghĩ, cho đi là bản năng của tôi, còn tham lam là bản tính của họ. Vì cớ gì vì họ làm điều không tốt mà tôi đánh mất đi bản ngã của mình. Thế là tôi vẫn gửi tặng… và tôi vẫn cảm thấy vui vì sự lựa chọn đó của mình.
Trở lại câu chuyện của cụ bà trong clip này, tôi mong rằng khi làm từ thiện, hãy để hết tình cảm của bạn vào trong món quà, CỦA CHO KHÔNG BẰNG CÁCH CHO, tôi từng thấy những giọt nước mắt rơm rớm của người nghèo hai tay đón nhận những bao gạo của chúng tôi, vì họ tin họ sẽ sống sót qua ngày mai, dù ngày mai cũng chưa biết có sáng sủa hơn không? Đó không chỉ là miếng ăn, mà tôi còn gửi gắm ở họ cả niềm lạc quan về cuộc sống.
Và tôi mong rằng, 9 người con của bà, xin hãy hiếu thảo và quan tâm đến bà hơn. Ngày xưa, khi các bạn còn nhỏ, một mẹ nuôi được 9 con. Vậy hà cớ gì ngày nay, 9 con không nuôi nổi một mẹ. Ở đời, muốn thành nhân, phải lấy chữ hiếu làm đầu. Muốn thành công, phải bắt đầu từ những bài học gia đình nhỏ nhất.
p/s: Bài viết xúc cảm sau một ngày dài mình làm tình nguyện viên đi chợ giúp bà con vùng dịch, nếu có gì mong mọi người thông cảm em nha.
Clip: Xe máy Tùng An Sương
Lời Văn: Nguyên Khang
#thiennguyen #mcnguyenkhang #longtot #chodilahanhphuc
#lovesaigon #lovehcmc #thanhphoyeuthuong #chienthangdaidich #saigonchienthangdich #saigontoiyeu #covid19
saigontoiyeu 在 Facebook 的精選貼文
SÀI GÒN À, EM SẼ HỒI SINH
❤️ ❤️ ❤️
Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn ngót nghét cũng gần 40 năm. Tôi đã chứng kiến Sài Gòn qua từng hành trình của sự đổi thay, sự lột xác để trở thành Thành Phố kinh tế năng động bậc nhất cả nước. Tôi biết Sài Gòn cũng là mảnh đất của nhiều người con rời quê nghèo để mưu sinh, để tìm cho mình con chữ, để có một công việc ổn định và đều đặn hàng tháng gửi về lo cho mái ấm. Sài Gòn tôi tấp nập xe cộ, và cứ mỗi sáng hay chiều về lại là điệp khúc kẹt xe, nhưng có sao đâu, vì mọi người cũng đã quen rồi mà.
Tôi từng nghe ai đó nói, Sài Gòn hoa lệ - hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo, nhưng Sài Gòn của tôi không phải vậy đâu. Sài Gòn tôi thân thiện, ấm áp và chân tình lắm. Sài Gòn vẫn luôn chào đón, yêu thương và dang rộng vòng tay với bất kỳ ai dù cho xuất phát điểm của mọi người thế nào, Sài Gòn tôi không bỏ rơi ai bao giờ. Tôi thấy chỉ có người ta bỏ Sài Gòn mà đi, chứ Sài Gòn chưa lạnh lùng hờ hững với bất kỳ ai. Và người Sài Gòn cũng vậy, ấm áp và chân tình.
Thế mà…
Có lẽ nhiều người đã từng nghe ca khúc đang hot gần đây: Sài Gòn đau lòng quá. Ca khúc nói về hai người yêu nhau, sau khi chia tay nhau, họ nhìn đâu cũng thấy những kỷ niệm, ký ức của hai người. Ca khúc ấy giờ trở thành một từ khóa xuất hiện khá thường trong dòng tiêu đề trên Facebook của nhiều người bạn tôi. Không đau lòng sao được, khi nhìn thấy Sài Gòn của tôi đang “ốm”, và mỗi ngày đọc báo lại thấy số ca tăng lên, và vươn lên vị trí dẫn đầu số ca nhiễm cả nước trong nhiều ngày liền.
Không đau sao được khi nhiều chung cư, xí nghiệp, cơ quan bị phong tỏa, người ta nói về F0, F1, rồi 14 hay 21 ngày cách ly. Có những người dân 4 đợt dịch vừa qua thì đã có 3 lần nơi họ ở bị phong tỏa, có những doanh nghiệp đã hai tháng nay đóng cửa im ỉm, những quán quen thuộc cùng những món ăn đường phố yêu thích của nhiều người đã không sáng đèn lâu lắm rồi.
Và hôm nay khi tôi viết những dòng này, Sài Gòn tôi sắp bị “phong tỏa” trong 2 tuần nữa. Tôi thật sự nghẹn ngào vì không biết liệu mọi người có còn đủ sức để sống qua đợt dịch này hay không, khi mà thu nhập vốn dĩ đã giảm, giờ không còn cách nào giảm thấp hơn. Có những bác bảo vệ chấp nhận gạt bỏ sĩ diện để ra ngã tư xin ăn, có những người lao động nghèo không lượm được miếng ve chai nào cả ngày vì chả có ai vứt đồ gì ra, và những cụ già oằn mình tìm miếng ăn trên những chiếc xe vé số rong ruổi khắp con hẻm mà tới giờ dò số vẫn còn đầy cả cọc.
Tôi biết, bạn đau lòng và tôi cũng vậy. Nhưng biết làm sao được, khi chúng ta chấp nhận để Sài Gòn “chữa bệnh”, để Sài Gòn hồi sinh, để Sài Gòn có thể thở lại. Nhiều năm sống ở Sài Gòn, tôi cảm nhận con người sống ở Sài Gòn kiên cường và mạnh mẽ lắm dù đôi khi họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Người Sài Gòn luôn đùm bọc và yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng vượt qua hoạn nạn. Tôi thấy những siêu thị 0 đồng đến từng con hẻm bị phong tỏa để trao tặng những món quà là những thực phẩm nhu yếu phẩm đến bà con, là những phần cơm từ thiện trao tay những cụ ông cụ bà, những anh xe ôm công nghệ trong những trưa nắng gắt, là những cây ATM gạo của những mạnh thường quân giấu tên để giúp những người nghèo không lo nổi bữa cơm mỗi ngày, là những tủ thuốc từ thiện nằm khiêm tốn trong một con hẻm…
Người ta vẫn bảo: Trong hoạn nạn thấy chân tình, và có lẽ cũng chính hoàn cảnh khó khăn này mà chúng ta thấy sức mạnh tiềm tàng và niềm tin mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Đó là chưa kể hết những gì Sài Gòn đã làm. Sài Gòn đã nơi gửi đi những chiến sĩ tình nguyện, những y bác sĩ giỏi nhất để giúp những địa phương khác chống dịch, là những lúc tình người được san sẻ qua những hoạt động giải cứu vải thiều, cứu dưa hấu, dưa gang hay những nông sản Việt Nam đang gặp khó khăn, là những hoạt động quyên góp cứu trợ bão lũ miền Trung chung tay cùng cả nước. Sài Gòn chưa bao giờ đầu hàng khó khăn, càng khó thì lại càng quyết tâm. Vì chỉ khi Sài Gòn khỏe mạnh, Sài Gòn mới có thể lo được cho những người khác.
“Có qua những ngày mưa, mới yêu thêm những ngày nắng”. Chúng ta chỉ thất bại khi chúng ta mất đi niềm tin. Sài Gòn tôi sẽ sớm khỏe lại, người Sài Gòn sẽ hồi phục sau những tháng ngày cách ly, tất cả người dân sẽ được tiêm đầy đủ vaccine để sẵn sàng quay lại với sự phát triển kinh tế của mình. Chúng ta sẽ lại thấy nụ cười trên môi chứ không phải qua lớp khẩu trang nữa.
Sài Gòn hôm nay mưa lất phất,cùng cái lạnh se se khiến tâm trạng tôi cũng có nhiều cảm xúc hơn. Sài Gòn xin lỗi những ai đã đặt trọn niềm tin vào Sài Gòn, và cũng cám ơn sự quan tâm của mọi người đã yêu thương Sài Gòn. Sài Gòn hứa sẽ quay lai. Cố lên Sài Gòn nhé…
#lovesaigon #lovehcmc #thanhphoyeuthuong #chienthangdaidich #saigonchienthangdich #saigontoiyeu #saigondaulongqua #covid19
Ảnh: Zen
Bài viết: Nguyên Khang