Dân ở cù lao nghèo Miền Tây chia sẻ bà con Sài Gòn.
Chiều hôm qua Youtuber Bùi Hồ TV cùng bà con nghèo ở cù lao Tây (huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) cắt gửi hơn nửa tấn rau. Hôm nay nhận được toàn những thứ rất quý giá lúc này. Món quà này sẽ sớm chuyển đến bà con xóm nghèo có tên Cầu Tiêu (quận 1). Cám ơn tấm lòng anh Bùi Hồ và bà con nhiều lắm. Qua dịch hẹn gặp lại.
---
Cùng thời điểm nhận rau mọi người đang đi phát cơm cho bà con vô gia cư. Hôm nay mưa nên mọi người mặc tạm túi nilon che đỡ. Trăm phần cơm cho người vô gia cư và người dân khu cách ly đã đến tay kịp buổi trưa.
---
Trân trọng sự đóng góp của mọi người để chung tay TRẠM CƠM 0 ĐỒNG:
1. Chị Duyên Huỳnh ( Bên Mỹ ). : 250 $
2. Anh Chị Nhung Khang ( Bên Úc ) : 3,3 triệu
3. Cửa hàng Đông Linh Kiện ( Quận 10 ) : 1,5 triệu
4. Anh Đỗ Tấn Tài ( Thụy Sĩ ) : 2,4 triệu
5. Đỗ Ngọc Như : 2,5 triệu
6. Vợ chồng em Như ( Quận 6 ) : 4 triệu
7. NQ Minh : 200k
8. Thanh Trúc : 1 triệu
9. Lê Thảo. : 1 triệu
10. Nhật Thảo Lê : 500k
11. Huỳnh Trinh. : 300k
12. Trần Thanh Luân : 50k
13. Oanh Đỗ : 2 triệu
14. Lê Tiên UH. : 2 triệu
15. Quách Thị Kim Ngân. : 500k
16. Onglejustib 18 Canada : 3,6 triệu
17. Không ghi tên (18/7). : 300k
18. Phùng Ngọc Hải. : 1 triệu
19. Lại Duy Sơn : 200k
20. Cô Phạm Phú Vinh ( Bình Chánh - gửi mua gạo ) : 15 triệu
21. Nhóm Yukihira. : 1,8 triệu
22. Phạm Thị Ngọc Hà : 200k
23. Chị Cường Chi Ma ( USA) : 4,5 triệu
24. Không ghi tên (19/7). : 400k
25. Chị Yến ( Cali ) : 1,5 triệu
26. Lê Văn Tường : 500k
27. KCN Lai Vu ( Hải Dương) : 500k
28. Không ghi tên (19/7). : 200k
29. Nguyễn Ngọc Anh : 100k
30. Kim Phụng : 100k
31. Nguyễn Thị Ngọc Ý : 200k
32. Khánh Giao : 300k
33. Chi Thu. : 400k
34. Không ghi tên (20/7). : 50k
35. Không ghi tên (20/7). : 400k
36. Quy Nhi Ly : 4,6 triệu
37. Ms Phuong ( USA). : 2 triệu
38. Thanh Do : 5 triệu
39. Quốc Khánh ( Cà Mau ) + Kim Châu : 500k
40. Cháu Bách Duy ( Quận 5 ). : 1 triệu
41. Phạm Hồng Rang : 2,4 triệu
42. Nguyễn Thanh Nam : 500k
43. Nguyễn Thị Hồng Lam ( Hàn Quốc ) : 1 triệu
44. Trương Phước Thanh Hải NT : 1 triệu
45. Min Jee Won : 2 triệu
46. Kim Trang : 200k
47. Hua Hang. : 1 triệu
48. Trương Thùy Trang : 500k
TỔNG NGÀY 21-7: 79.900.000 ₫
Bên Bác Ba Trầu
1. Nguyễn Hồng Đạt : 1 triệu
uh26ba 在 Mẹ Nấm Facebook 的最讚貼文
Tiếng nói của những y tá trên tuyến đầu chống Wuhanvirus.
Christine Nguyen dịch -
Những y tá làm việc chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm Wuhan tại N.Y.U. Langone Health có rất ít thời gian nghỉ ngơi.
Bên trong bệnh viện Kimmel Pavilion mới khai trương thời gian gần đây ở Manhattan, hàng trăm bệnh nhân trong các phòng được thiết kế để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Khi các y tá nghỉ giải lao, âm thanh của những hồi còi rền rĩ nhắc họ về những điều trước mặt đang chờ họ quay về.
Hôm 10/03, trung tâm y khoa của Đại học New York chỉ mới có 2 bệnh nhân Wuhanvirus. Ngày nay, đã tràn đầy trên mọi tầng trong Kimmel và bệnh viện Tisch gần đó, Robert Magyar, phát ngôn viên của bệnh viện nói. Nhân viên y tế thì kiệt sức, nhưng nhiều người nói rằng họ cảm thấy nhẹ nhõm khi có đủ vật tư y tế và đồ bảo hộ là những thứ đang bị cạn kiệt ở rất nhiều tổ chức khác.
“Có những ngày tôi cảm thấy rất tuyệt và sẵn sàng chinh phục cả thế giới, nhưng có những ngày tôi suy sụp với cảm giác dễ bị tổn thương,” Gabrielle Barshay nói, bà là y tá cao cấp tại Kimmel phụ trách tầng lầu đón nhận những bệnh nhân nhiễm Wuhanvirus đầu tiên ở đây. “Thật khó khi gặp các bệnh nhân này. Nhiều người trong số họ cô độc, không gia đình. Đôi khi đó là gánh nặng của một y tá.”
Cho đến nay, nhóm khoảng 20 y tá này gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau chia sẻ gánh nặng cảm xúc của công việc, của hy vọng và của chờ đợi.
Các câu trả lời phỏng vấn đã được biên tập lại cho rõ ràng và ngắn gọn hơn.
1. Amanda Talmadge, 27 tuổi, y tá lâm sàng cao cấp.
Tôi có cảm giác như cả năm rồi, như mỗi ngày dài chẳng bao giờ kết thúc.
Tôi chưa bao giờ lo lắng như vậy trong suốt 4 năm làm y tá của tôi. Tôi thấy như mình là một y tá mới vào nghề lần nữa. Tôi phải luôn có mặt, adrenaline trong người luôn lên cao. Tôi thực sự không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhìn chung, tôi nghĩ là chúng tôi sợ.
Thay bộ thường phục khi xong công việc là chuyện tôi chưa bao giờ làm trước đó. Giờ tôi sẽ không thể mặc đồng phục y tá trong nhà. Tôi thực sự để đồng phục ở sân sau và đem chúng đến tiệm giặt ủi. Tôi thậm chí chẳng giặt đồng phục của mình trong nhà nữa. Tôi không mang cùng đôi giày vào nhà, giày mang chỗ làm việc tôi để lại ở nơi làm việc.
Thật là khó chịu khi mọi người sợ hãi chúng tôi thấy rõ vì chúng tôi là y tá. Thật khó vì tôi ở nơi họ đến. Nhưng đồng thời chúng tôi đang đặt cuộc sống của bản thân vào những nguy hiểm hàng ngày và chúng tôi đang làm mọi điều tốt nhất có thể cho mọi người. Mọi người thế là xúc phạm chúng tôi!
2. Meghan Curtin, 25 tuổi, y tá cao cấp.
Tôi đã chưa gặp lại người bố tôi bị tiểu đường của tôi từ khi khoa của tôi đón bệnh nhân Chinese flu. Thật đáng sợ khi biết rằng với khả năng lây nhiễm trực tiếp của tôi, tôi có khả năng truyền virus này vcho người nhà của tôi và làm họ đổ bệnh. Tôi nghĩ thật khó để đặt bất cứ ai vào hoàn cảnh này.
Bệnh nhân luôn tự thấy hoảng sợ. Cùng với sự lo lắng có đủ oxy không, có thở được không, là những lo lắng đến từ sự hoảng loạn khi họ nói: “Tôi sẽ chết chứ? Tôi sẽ không thể gặp lại gia đình lần nữa sao?” Rất xúc động cho họ và cho chúng tôi.
Thật là khó khi nghĩ rằng phải sống thế này cả năm.
3. Vicky Jang, 26 tuổi, y tá cao cấp.
Tôi thực sự nghe thấy mối quan tâm về sự phân biệt chủng tộc từ chính cha mẹ tôi. Khi tất cả những điều này đã bắt đầu và học đã nghe tất cả những chuyện về kỳ thị chủng tộc xảy ra trong xe điện ngầm và trên đường phố, và họ thấy sợ điều này hơn là sự lây nhiễm virus. Điều này đã ngăn cản họ ra đường.
Gia đình tôi và bạn bè của gia đình, những người thuộc cộng đồng Mỹ gốc Hàn Quốc, là những người lao động thực sự. Họ mở các tiệm giặt ủi trong thành phố. Do đó họ phải đi làm việc, họ phải sử dụng phương tiện công cộng, và họ phải nhận lãnh những cái nhìn khinh khi từ tất cả mọi người.
Và trong lúc đó tôi chỉ cố làm tê liệt cảm xúc bản thân. Não tôi cố tập trung vào công việc đến nỗi không còn khả năng nghĩ ngợi gì về cách tôi đang đối phó chuyện này trong nhà tương lai sẽ ra sao. Tôi cố làm tê liệt cảm xúc đến mức chỉ có thể tập trung vào công việc một cách thành thật.
4. Christine Ziobro, 38 tuổi, y tá cao cấp.
Tôi có 4 con nên tôi phải về nhà. Tôi không thể ở cách ly. Tôi vẫn đang cho con gái bú, và tôi mệt mỏi rã rời khi phải làm ca đêm để chăm sóc những bệnh nhân thật sự nặng này. Tôi kiệt sức nhưng vẫn phải tiếp tục. Tôi không thể bỏ cuộc vì tôi là y tá.
Sáng nay một bệnh nhân trở nặng và chết trong đơn độc, và tại đây tôi phải chọn lựa có nên hay không nán lại thêm 10 phút trong bộ đồ bảo hộ để cầm tay cô ấy, hoặc cứ để cô ấy ra đi trong sự đơn độc. Tôi làm y tá đã 12 năm rồi. Tôi không thể thản nhiên để cô ấy chết đơn độc và không có người thân bên cạnh. Thật là một điều khó khăn cho chúng tôi. Các bệnh nhân này thật sự chỉ có một mình và trông cậy vào các bác sĩ, y tá ra quyết định cho họ.
Tôi không bao giờ thực sự khóc cả vì chúng tôi được dạy phải tách biệt giữa công việc và gia đình. Nhưng đôi khi điều này quá sức chịu đựng. Sáng nay tôi nhìn lên và một bác sĩ nội trú đang khóc lớn sau lớp khẩu trang, tôi bắt đầu khóc và các y tá cũng khóc. Chúng tôi cũng là con người, chỉ là chúng tôi phải kìm nén quá nhiều.
5. Steven Cabrera, 28 tuổi, trợ lý quản lý y tá.
Đại dịch Chinese flu là thời điểm chỉ rõ về thế hệ chúng ta.
Tâm trạng nhanh chóng thay đổi từ “đây là một nỗi sợ về sức khỏe” sang “đây là điều đang chỉ rõ chúng ta là ai khi chúng ta là nhân viên chăm sóc y tế trong thế hệ này.” Chúng tôi biết rằng căn bệnh đã thành một cuộc chiến. Nó là một thể loại của chiến tranh, với ý nghĩa về tinh thần, vì nó thực sự biến thành một thứ mà ngày qua ngày là một cuộc chiến đấu để giữ bệnh nhân an toàn và khỏe mạnh từ lũ virus hung hãn.
Trong khi ở một đầu chúng tôi căng thẳng, lo lắng, làm việc hết mình để giữ bệnh nhân an toàn và ổn định, một phần trong tôi nói thế, thì ở đầu kia chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi là một phần của sức mạnh tập thể đã vượt qua được một điều gì to lớn. Chúng tôi là những người đã đáp lại lời kêu gọi.
6. Jessica Riney, 26 tuổi, y tá.
Tôi đã ở đây ngay ngày đầu. Đó là ngày đầu tôi quay lại làm việc sau kỳ nghỉ. Thật khó khăn, vì không phải là việc chúng tôi từng đối phó trước đây. Thật đáng sợ mỗi khi gặp điều chưa từng gặp trước đây, cứ như một y tá mới vậy. Cứ tiếp tục, tôi phần nào cũng trụ lại được và phần nào hiểu rằng: “Ừ, thì viêm phổi, mình đã từng thấy rồi mà, tôi biết làm sao để xử lý nó.”
Kế đó, nó là Wuhanvirus. Và chúng tôi thực sự không biết đó là cái gì. Do đó, từ quan điểm của điều dưỡng thì thật là đáng sợ, vì mỗi ngày đến làm việc thì quy trình đã thay đổi. Tôi cố gắng nắm bắt quy trình mới này và cố gắng chữa trị cho bệnh nhân cách tốt nhất mà tôi có thể.
Chúng tôi sẽ làm gì nếu tất cả nhân viên chăm sóc y tế đổ bệnh? Ai sẽ chăm sóc người khác nếu nhân viên y tế quỵ ngã vì không có vật tư y tế và trang bị phù hợp? Tôi đã không nghĩ được rằng đất nước chúng ta sẽ có thể cạn kiệt vật tư y tế. Nhìn hình ảnh y tá các nước khác mà xem, họ mặc bộ đồ bảo hộ áo liền quần, và kế đó thì nghe các câu chuyện về y tá phải mặc bao đựng rác để tự bảo vệ bản thân, thật là một cảnh tượng khủng khiếp.
7. Anna Howard, 23 tuổi, y tá.
Vào đầu tháng ba này thì tôi đã làm y tá được 6 tháng. Do đó, tôi vẫn là người mới trong mọi việc. Thật thú vị khi biết rằng tôi đang trải qua những điều mà tôi hy vọng rằng sẽ không phải trải qua lần nào nữa trong công việc y tá của tôi. Nhưng tôi đã thấy sự tranh cãi giữa những người y tá khi một vài người nói rằng “Đây là việc chúng ta đã nhận làm, đây là việc chúng ta mong đợi.”
Ở một mức độ nào đó, đúng vậy.
Nhưng tôi nghĩ mặt trái của vấn đề là không có vật tư y tế phù hợp, đó không phải là điều chúng tôi đã nhận làm.
Có sự thiếu hụt vật tư y tế và thiết bị ở quốc gia hoặc trên toàn cầu là điều tôi đã không thể lường trước được. Dường như cũng chẳng ai lường trước được. Nhưng giờ nó đã xảy ra cứ như là chúng tôi phải chuẩn bị cho sự việc này vậy.
Chúng tôi được học trong trường y tá về việc phải chuẩn bị cho thảm họa, các quy trình và vật liệu cấp cứu khác nhau. Và tôi nghĩ rằng “Uh, được, chúng tôi phải học về điều này, dù sao thì cũng chẳng thực sự phải dùng đến.” Tôi đã không thực sự học một cách nghiêm túc. Và bây giờ ở đây một năm sau, tôi đang ở giữa những điều này.
8. Gabrielle Barshay, 29 tuổi, y tá cao cấp.
Tôi là y tá khoa ung thư, do đó xây dựng mối quan hệ với bệnh nhân và khiến cho họ cảm thấy tốt và làm họ phân tán sự chú ý vào bệnh tật là việc mà đôi khi tôi từng làm. Bây giờ, tôi bước vào phòng bệnh và bị dội trở ra. Tôi không cảm thấy tôi hoàn toàn ở đấy vì bệnh nhân mà cảm thấy như điều này đang làm tổn hại đến phần lớn công việc điều dưỡng của mình.
Ngày thường tôi luôn hỏi bệnh nhân, “Bạn sống ở đâu, gia đình bạn sống ở đâu?” Tôi sẽ luôn nói chuyện với gia đình bệnh nhân. Giờ thì khi bệnh nhân muốn tôi ở lại và cuối cùng thì tôi phải ở lại trong phòng lâu hơn, tôi gần như rất tức giận. Sao họ không chịu hiểu rằng họ đang gây ra mối nguy hại cho cuộc sống của tôi? Tôi ghét cảm giác này bởi vì đó không phải là tôi.
Một phần của công việc điều dưỡng chính là lòng trắc ẩn, và tôi cảm thấy như bởi do virus mà nhiều người trong chúng tôi đang bắt đầu ít nhiều mất đi lòng trắc ẩn, và điều này thật đáng sợ.
Nó làm tan nát tim tôi bởi vì tôi chỉ muốn ở với bệnh nhân lâu hơn chút nữa và nắm tay họ, nhưng tôi thực sự không nên.
9. Rizaeva, 25 tuổi, y tá cao cấp.
Tôi cảm thấy thực sự biết ơn những người tôi làm việc cùng, ở nơi tôi làm việc. Và cảm nhận rất mạnh mẽ về nhóm của tôi, họ thực sự có khả năng rất nhiều thứ. Những cá nhân mạnh mẽ, thông minh, rất kiên cường.
Tôi nghĩ nếu chúng ta vượt qua điều này chúng ta sẽ luôn là một phần trong cuộc sống của nhau. Đây là những thời điểm không chắc chắn và đầy khó khăn mà chúng tôi phải trải qua, và vấn đề là ai sẽ đi cùng ta trong suốt những thời điểm này.
Tôi đã không gặp con trai 2 tuổi của tôi, do đó tôi thấy phần nào thực sự khó khăn. Tôi không bao giờ muốn đẩy con tôi vào rủi ro. Tôi dùng FaceTime với cháu mỗi ngày, nhưng đôi khi mẹ tôi nghĩ đấy cũng không phải là ý tưởng hay, vì sau đấy thì con tôi đi sẽ vòng quanh nhà gọi tên tôi và tìm tôi. Đôi khi tôi nghĩ có thể sẽ tốt hơn nếu tôi để cháu nó quên tôi đi, nhưng tôi không biết toàn bộ tình hình này sẽ còn kéo dài bao lâu mới kết thúc, và tôi không muốn con tôi quên tôi.
---------------------------------
Nguồn: Bài do David Gonzalez và Sinna Nasseri thực hiện cho The New York Times, người dịch đặt tựa.
Ảnh minh họa trên mạng.
Nguồn: https://www.nytimes.com/2020/04/29/nyregion/coronavirus-nyc-hospitals.html