🇸🇬 #Singapore
🙏🏻 วัดศรี ศรีนิวาส (Sri Srinivasa Perumal Temple)
.
วันนี้ มาหาข้าวกลางวันทานแถวนี้
อยู่ใกล้ๆ MRT Farrer Park เลยจาก Little India มา 1 สถานี
.
ร้านที่เลือกมาทานก็ดังเหมือนกัน แต่ไม่ค่อยมีความกระตือรือร้นจะรีวิวเหมือนเดิม เพราะยังไม่ค่อยโดน(เหมือนเคย 😆)
.
============
ในรูปนี่ ตั้งใจถ่ายให้ติดพี่ grab ด้วย 💚
อยากเล่าให้ฟังว่า ไรเดอร์ที่นี่ เค้าขี่จักรยานส่งอาหารกัน
(ที่ขี่มอเตอร์ไซก็มี แต่เหมือนจะเห็นจักรยานมากกว่า)
.
ที่เป็นอย่างนี้ (เดา)ว่า เพราะระบบสั่งอาหารเดลิเวอรี่ที่นี่ เหมือนที่ฮ่องกง 🇭🇰 คือ เค้าจะแบ่งเป็นโซนๆ สั่งนอกโซนไม่ได้ เลยจะส่งกันแค่ใกล้ๆ
.
ข้อดีก็คือ ค่าส่งจะไม่กระฉูด แต่ข้อเสีย คือ บางทีเราอยากกินร้านอยู่ไกลๆ ก็สั่งไม่ได้ ไม่เหมือนเมืองไทยเลย 🇹🇭
.
อย่างตอนเคยกักตัวในสิงคโปร์ 🇸🇬 ที่โรงแรม Fairmont (Raffles City)
จะสั่งอาหารแถว Novena ห่างกันประมาณ 5 กิโล ก็สั่งไม่ได้แล้ว
.
ที่ฮ่องกงยิ่งแล้วใหญ่เลย คิดว่า ขอบเขตน่าจะเล็กกว่า 5 กิโลอีก แต่ที่ฮ่องกง ไรเดอร์ซิ่งมอเตอร์ไซค์กันนะ ไม่ค่อยเห็นขี่จักรยานกันเท่าไหร่ 🤔
.
#EatwithPalLi #พี่แป๋วพากินเที่ยวสิงคโปร์ฮ่องกง 🇸🇬🇭🇰
同時也有138部Youtube影片,追蹤數超過667萬的網紅Travel Thirsty,也在其Youtube影片中提到,...
「india city」的推薦目錄:
- 關於india city 在 Eat with Pal Li - พี่แป๋วพากินเที่ยวสิงคโปร์ฮ่องกง Facebook 的精選貼文
- 關於india city 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於india city 在 Facebook 的精選貼文
- 關於india city 在 Travel Thirsty Youtube 的精選貼文
- 關於india city 在 Travel Thirsty Youtube 的最佳貼文
- 關於india city 在 Travel Thirsty Youtube 的最佳貼文
- 關於india city 在 India: Crowded Cities - YouTube 的評價
india city 在 Facebook 的最讚貼文
100 PHIM CHÂU Á XUẤT SẮC
1. Tokyo Story (Ozu Yasujiro, 1953) – Japan
2. Rashomon (Kurosawa Akira, 1950) – Japan
3. In the Mood for Love (Wong Kar Wai, 2000) – Hong Kong
4. The Apu Trilogy (Satyajit Ray) – India
5. A City of Sadness (Hou Hsiao-hsien, 1989) – Taiwan
6. Seven Samurai (Kurosawa Akira, 1954) – Japan
7. A Brighter Summer Day (Edward Yang, 1991) – Taiwan
8. Spring in a Small Town (Fei Mu, 1948) – China
9. Still Life (Jia Zhang Ke, 2006) – China
10. The Housemaid (Kim Ki-young, 1960) – Korea
11. Close Up (Abbas Kiarostami, 1990) – Iran
12. A One and a Two (Edward Yang, 2000) – China
13. Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (Kim Ki-duk, 2003) – Korea
14. Oldboy (Park Chan-Wook, 2003) – Korea
15. Late Spring (Ozu Yasujiro, 1949) – Japan
16. A Taste of Cherry (Abbas Kiarostami, 1998) – Iran
17. Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (Apichatpng Weerasethakul, 2010) – Thailand
18. Ugetsu Monogatari (Mizoguchi Kenji, 1953) – Japan
19. The Music Room (Satyajit Ray, 1958) – India
20. The Cloud-capped Star (Ritwik Ghatak, 1960) – India
21.Where is the Friend’s Home (Abbas Kiarostami, 1987) – Iran
22. Raise the Red Lantern (Zhang Yimou, 1991) – China
23. Sopyonje (Im Kwon Taek, 1993) – Korea
24. Crouching Tiger Hidden Dragon (Ang Lee, 2000) – Taiwan
25. Spirited Away (Miyazaki Hayao, 2001) – Japan
26. Tropical Malady (Apichatpong Weerasethakul, 2004) – Thailand
27. Mother (Bong Joon-ho, 2008) – Korea
28. Poetry (Lee Chang-dong, 2010) – Korea
29. A Separation (Asghar Farhadi, 2011) – Iran
30. A Touch of Zen (King Hu, 1969) – Taiwan
31. Manila in the Claws of Light (Lino Brocka, 1975) – Philippines
32. Mandala (In Kwon Taek, 1981) – Korea
33. A Moment of Innocence (Mohsen Makhmalbaf, 1981) – Iran
34. Happy Together (Wong Kar Wai, 1997) – Hong Kong
35. The River (Tsai Ming-Liang, 1997) – Taiwan
36. Blissfully Yours (Apichatong Weerasethakul, 2002) – Thailand
37. Awaara (Raj Kapoor, 1951) – India
38. Floating Clouds (Naruse Mikio, 1955) – Japan
39. Pyaasa (Guru Dutt, 1957) – India
40. The Lonely Wife (Satyajit Ray, 1964) – India
41. The Cow (Dariush Mehrjui, 1969) – Iran
42. Red Sorghum (Zhang Yimou, 1987) – China
43. Days of Being Wild (Wong Kar Wai, 1990) – Hong Kong
44. Farewell My Concubine (Chen Kaige, 1993) – China
45. Vive l’amour (Tsai Ming Liang, 1994) – Taiwan
46. The Adopted Son (Aktan Abdykalykov, 1998) – Kyrgyzstan
47. Peppermint Candy (Lee Chang-dong, 1999) – Korea
48. I Was Born, But… (Ozu Yasujiro, 1932) – Japan
49. The Story of the last Chrysanthemums (Mizoguchi Kenji, 1939) – Japan
50. Living [Ikiru] (Kurosawa Akira, 1952) – Japan
51. Sansho The Bailiff (Mizoguchi Kenji, 1954) – Japan
52. The House is Black (Forough Farrokhzad, 1963) – Iran
53. Woman in the Dunes (Teshigahara Hiroshi, 1964) – Japan
54. Scattered Clouds (Naruse Mikio, 1967) – Japan
55. Daughter in Law (Khodzhakuli Narliyev, 1972) – Turkmenistan
56. Dersu Uzala (Kurosawa Akira, 1975) – Japan
57. In the Realm of the Senses (Oshima Nagisa, 1976) – Japan
58. A time to live and a time to die (Hou Hsiao-hsien, 1985) – Taiwan
59. Through the Olive Trees (Abbas Kiarostami, 1994) – Iran
60. Children of Heaven (Majid Majidi, 1997) – Iran
61. Osama (Siddiq Barmak, 2003) – Afghanistan
62. West of Tracks (Wang Bing, 2003) – China
63. Paradise Now (Hany Abu Assad, 2005) – Palestine
64. Mukhsin (Yasmin Ahmad, 2006) – Malaysia
65. Secret Sunshine (Lee Chang-dong, 2007) – Korea
66. The Goddess (Wu Yonggang, 1934) – China
67. Humanity and Paper Balloons (Yamanaka Sadao, 1937) – Japan
68. Street Angels (Yuan Mizhi, 1937) – China
69. The Life of Oharu (Mizoguchi Kenji, 1952) – Japan
70. Mother India (Mehboob Khan, 1957) – India
71. Floating Weeds (Ozu Yasujiro, 1958) – Japan
72. Good Morning (Ozu Yasujiro, 1959) – Japan
73. Paper Flowers (Guru Dutt, 1959) – India
74. The Naked Island (Shindo Kaneto, 1960) – Japan
75. Intentions of Murder (Imamura Shohei, 1964) – Japan
76. A Man Vanishes (Imamura Shohei, 1967) – Japan
77. Holiday (Lee Man-hee, 1968) – Korea
78. The Cruel Sea (Khaled Al Siddiq, 1972) – Kuwait
79. Insiang (Lino Brocka, 1976) – Philippines
80. Vengeance Is Mine (Imamura Shohei, 1979) – Japan
81. Batch ’81 (Mike de Leon, 1982) – Philipines
82. Taipei Story (Edward Yang, 1984) – Taiwan
83. The Runner (Amir Naderi, 1985) – Iran
84. My Neighbor Totoro (Miyazaki Hayao, 1988) – Japan
85. Ju Dou (Zhang Yimou, 1990) – China
86. Life, and Nothing More (and Life Goes on…) (Abbas Kiarostami, 1992) – Iran
87. The Puppetmaster (Hou Hsiao-hsien, 1993) – Taiwan
88. Chungking express (Wong Kar Wai, 1994) – Hong Kong
89. The Scent Of Green Papaya (Tran Anh Hung, 1994) – Vietnam, France
90. Gabbeh (Mohsen Makhmalbaf, 1995) – Iran
91. The White Balloon (Jafar Panahi, 1995) – Iran
92. The Day a Pig Fell into The Well ( Hong Sangsoo, 1996) – Korea
93. Hana-bi (Kitaro Takeshi, 1997) – Japan
94. Flowers of Shanghai (Hou Hsiao-hsien, 1998) – Taiwan
95. Chunhyang (Im Kwon Taek, 1999) – Korea
96. The Color of Paradise (Majid Majidi, 1999) – Iran
97. The Poet (Garin Nugroho, 1999) – Iran
98. Blackboards (Samira Makhmalbaf, 2000) – Iran
99. The Circle (Jafar Panahi, 2000) – Iran
100. The Day I became a Woman (Marzieh Meshkini, 2000) – Iran
#whatever
india city 在 Facebook 的精選貼文
LỊCH TRÌNH ẤN ĐỘ 10 NGÀY 9 ĐÊM TỰ TÚC
Ấn Độ là một đất nước mà Cơ luôn hằng mong đặt chân đến một lần trong đời. Nhưng hết năm này đến năm khác, mình lại cứ delay chuyến đi này. Cuối cùng, mình cũng thực hiện chuyến đi vào cuối 2019 đầu 2020. Và Ấn Độ cho mình muôn vàn trải nghiệm có tốt, có chưa tốt, nếm trải những hương vị mới và đặc biệt chính là văn hoá Ấn Độ muôn màu.
XIN E-VISA ẤN ĐỘ
1. Một Số Lưu Ý Về E-visa Ấn Độ
* Thời gian tối thiểu bạn cần xin e-visa là trước 5 ngày đi Ấn: vì LSQ họ cần 3 ngày để xét duyệt hồ sơ. Tốt nhất, bạn nên xin từ 7 – 10 ngày trước chuyến đi.
* Link của LSQ chính xác là indianvisaonline.gov.in/evisa/tvoa.html: lúc Cơ search Google thì thấy rất nhiều link lừa dùng dịch vụ kinh dị và giá làm e-visa mắc hơn gấp 3 lần phí tự làm, nên nhớ vào đúng link này.
* E-visa có nhiều thời hạn khác nhau: thông thường nếu chỉ đi du lịch thì bạn chọn đi 30 ngày, nhưng e-visa của Ấn dạo này đã cho nhiều lựa chọn hơn lên đến 1 năm, 5 năm luôn, rất tiện cho các bạn trót yêu Ấn Độ.
2. Chuẩn Bị Gì Trước Khi Xin E-visa Ấn Độ?
Trước khi xin e-visa, bạn cần chuẩn bị vài thứ sau là những yêu cầu tối thiểu của LSQ:
* Bản scan trang đầu tiên của passport (dung lượng dưới 300KB) và còn hạn tối thiểu 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh.
* Ảnh 2 inch x 2 inch: file JPEG có dung lượng dưới 1MB.
* Thẻ thanh toán quốc tế
DI CHUYỂN GIỮA CÁC THÀNH PHỐ
Có 3 phương tiện chính mà bạn có thể di chuyển giữa các thành phố:
1. Xe Lửa: phương tiện này phải nói ngoài yếu tố di chuyển, bạn còn được ngắm nhìn văn hoá độc đáo của Ấn Độ suốt chặng đi với những tầng lớp người khác nhau. Ngắm những người bán trà trên toa tàu và ngắm cảnh dọc đường. Ngoài ra, chi phí của phương tiện này rất rẻ.
2. Xe Đò: mình đề cao phương tiện này về độ thoải mái và tiện nghi, khi qua đó bạn nên chọn xe Jain travels là tốt nhất. Giá vé của các hãng bus xe đò thì đắt hơn xe lửa, nhưng bù lại có sự tiện nghi cho bạn.
3. Taxi: ngày di chuyển New Delhi - Agra vì không mua được vé tàu, mình buộc dùng taxi, chi phí này đi từ Delhi đến Agra là 5,500 rupees cho xe 4 chỗ. Nếu chia ra cho 4 người thì đắt hơn xe đò 30%. Đây là phương tiện mình thấy là trong trường hợp bất khả kháng thì mới dùng, chứ bình thường hãy chọn xe lửa hoặc xe đò cho tiết kiệm. Khi đi taxi, hãy nhớ trả giá với người cho thuê xe.
DI CHUYỂN TRONG THÀNH PHỐ
Trong thành phố có 4 phương tiện di chuyển chính bạn có thể trải nghiệm, sau đây là những kinh nghiệm của mình với từng phương tiện:
1. Tuk tuk: rất phổ biến và cứ giơ tay là có xe chạy lại. Thường thì bạn đi tầm 1 km thì nhớ trả giá 50 - 70 rupee thôi. Họ sẽ hét giá gấp đôi không, nhớ trả giá. Đây là lựa chọn mình dùng nhiều nhất vì tiện.
2. Uber/Ola Cabs: khi đến Ấn Độ, nếu ghét trả giá, bạn hãy dùng ứng dụng. Tại Ấn có Uber và Ola Cabs, tuy nhiên, để dùng chúng bạn phải có số điện thoại ở Ấn, điều này có thể giải quyết bằng cách mua sim ngay tại sân bay. Nếu bạn không có sim ở Ấn thì có thể nhờ nhân viên khách sạn book dùm. Bọn mình luôn nhờ nhân viên đi bằng Ola Cabs (vì giá rẻ hơn Uber), sau đó lúc về lại thì quắt tuk tuk mà đi do cả 4 đứa đều quên mua sim.
3. Taxi: phương tiện này hơi ít, thường di chuyển từ sân bay mới thấy nhiều, cũng không recommend bạn dùng vì họ chém ghê lắm, tốt nhất tránh ra.
4. Đi Bộ: đối với New Delhi, đi bộ hơi đừ chân vì các điểm tham quan cách xa nhau, nhưng với Jaipur, Jodhpur, bạn cứ tự tin đi bộ thoải mái vì các điểm khá gần nhau.
TIPS BẢO VỆ AN TOÀN KHI ĐI ẤN
Ấn Độ bị khá nhiều tai tiếng trên truyền thông, mình không cần nhắc thì bạn cũng biết rồi. Tuy vậy, có đi thực tế mới thấy Ấn Độ cũng thoải mái và an toàn lắm. Duy chỉ có tình trạng "làm tiền" khách du lịch xảy ra như cơm bữa mà chúng ta nên đề phòng. Sau đây mình có vài tips để tránh scam (lừa đảo) và bảo vệ an toàn cho bản thân khi đi Ấn Độ:
* Không nghe lời người local dẫn ra Tourist Information Center vì những nơi đó họ tự dựng ra rồi lấy danh nghĩa là của chính quyền và cố gắng bán tour cho bạn với giá đắt đỏ.
* Tại các ga tàu, bạn sẽ bị chèo kéo đi mua vé tàu cũng tại các trung tâm bán vé mạo danh, hãy cẩn thận nhé.
* Lúc đi taxi, tuk tuk, khi bạn đưa địa chỉ ga tàu, họ sẽ bảo hôm nay tàu không mở cửa đâu. Rồi sẽ báo bạn dùng taxi mà đi. Đừng tin họ. Hãy tới tận ga tàu để hỏi nhân viên bán vé.
* Cũng đi taxi, tuk tuk, có một chiêu nữa là họ bảo mình khách sạn chỗ mình đặt rất ghê, đừng đi mà hãy để tài xế dẫn bạn đến khách sạn tốt hơn. Hãy thẳng thắn từ chối.
* Khi bị chèo kéo, hãy cứ phớt lờ và lắc đầu, họ sẽ tự bỏ đi.
* Khi đi tuk tuk, luôn đi cùng nhau nhé, và nhớ mở Google Maps để xem họ có chở đúng đường không nếu như họ nói mình bật meter.
* Buổi tối theo cá nhân Cơ thấy đi chơi an toàn, không bị gì cả, thấy chỗ vắng quá cứ né ra thôi, không việc gì phải sợ, miễn đi chung 1 nhóm là ổn.
TIỀN TỆ
Ấn Độ sử dụng đồng rupees (INR), 100 INR = 32,000 VNĐ. Với 100 USD bạn sẽ đổi được 7,000 - 7,100 INR. Thông thường, Cơ hay đổi tiền khi ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ Việt Nam đổi VNĐ ra INR khá mất giá. Cơ khuyên bạn nên đổi USD ở Việt Nam rồi qua Ấn Độ đổi ra rupees để sử dụng. Theo Cơ đi 10 ngày cứ xài hết rồi đổi 100 USD chứ không muốn đổi 1 cục luôn. Kinh nghiệm là tỷ giá New Delhi 100 USD đổi được 7,000 - 7,050 INR. Qua bên Jaipur đổi bị lỗ nhất chỉ được 6,700 INR, lúc đó xót lắm luôn. Qua Jodhpur lại được giá tốt 100 USD = 7,100 INR.
THỜI GIAN NÊN ĐẾN ẤN ĐỘ
Các mùa khác nhau tại Ấn Độ luôn có những điều thú vị riêng, một số lễ hội lớn mà bạn nên chú ý:
* Holi Festival (9 - 10 tháng Ba) chỉ diễn ra vào đúng 2 ngày tại nhiều thành phố New Delhi, Barsana, Jaipur. Đây là lễ hội thảy màu độc đáo để xua đuổi ma quỷ.
* Diwali: The Grand Festival Of Lights (14 tháng Mười Một) lễ hội ánh sáng tuyệt đẹp này sẽ thắp sáng ở khắp nơi trên Ấn Độ, sẽ có rước đèn, diễu hành và trình diễn ánh sáng trên các toà nhà.
* Dussehra (25 tháng Mười) được tổ chức theo các hình thức khác nhau tại Ấn. ỉnh điểm khi hoàng tử Ravan Dahan, đốt cháy những hình nộm khổng lồ của Ravana, Meghnath và Kumbhkaran, một cảnh tượng thực sự đáng xem.
Về khung thời gian nên đến Ấn mình nghĩ đẹp nhất là mùa xuân (tháng 3 - 5) và mùa thu (10 - 11) không phải vì có hoa lá gì đâu, nhưng chủ yếu là trời mát mẻ hơn. Mình đi vào mùa đông tháng 12 và tháng 1 thì thấy khá ổn vì sẽ bớt được muỗi, bớt được mùi cơ thể và đi xe lửa không cần ngồi khoang có máy lạnh.
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT 10 NGÀY
Ngày 1: Sài Gòn - New Delhi
Ngày hôm nay mình bay chuyến 19:00 đáp New Delhi là 23:50 giờ địa phương, các bạn lưu ý Ấn Độ đi trước Việt Nam 1 giờ 30 phút nhé. Lấy hành lý và làm thủ tục xong, mình lên đường về khách sạn để nghỉ ngơi. Các bạn lưu ý cách di chuyển từ sân bay về hãy dùng app như Uber hay Ola Cabs để không phải trả giá mất công nhé.
Khách sạn: Tashgent Palace (trung bình, bọn mình chọn ở vì rẻ vì ở lại chỉ vài tiếng rồi đi Agra)
Ngày 2: New Delhi - Agra
Ngày hôm nay là ngày đầy twist vì tụi mình không tìm được vé xe lửa đi New Delhi - Agra nên đành trả giá với taxi rất phiền phức. Cuối ngày bọn cũng đến được Agra sau vài tiếng đợi taxi lớn chứa được hành lý của cả nhóm.
Khách sạn: The Alpine (lựa chọn này do khách sạn gần đó của bọn mình huỷ booking, nhưng The Alpine có nhân viên tốt, nhiệt tình booking tuk tuk và deal được giá tốt)
Ngày 3: Agra (Taj Mahal - Agra Fort) - Jaipur
Sáng hôm sau, bọn mình dậy sớm đi thăm Taj Mahal mua vé 1,050 rupees, nếu bạn trả thẻ sẽ được giảm 50 rupees. Nhớ giữ lại vé vì khi qua Agra Fort bạn sẽ được giảm 50 rupees khi mua vé ở đó. Mình dành 2 tiếng để khám phá Taj Mahal và viếng mộ, vé 1,050 rupees đã bao gồm phí 200 rupees vào viếng mộ.
Sau đó, mình đến Agra Fort bằng tuk tuk và thăm Agra Fort. Tại đây có rất nhiều ngóc ngách thú vị, bạn có thể dành 2 đến 3 tiếng ở đây chụp ảnh và xem các thông tin về pháo đài.
Cuối cùng cả nhóm về khách sạn, lên xe đến ga tàu Agra Fort di chuyển về Jaipur. Tầm 7h30 tối tụi mình đến Jaipur dễ thương, gặp được anh chạy tuk tuk Raja và mua tour tuk tuk với giá 2,000 INR cho 4 người với 2 xe trọn 1 ngày hôm sau.
Khách sạn: The Hosteller cho tất cả các ngày ở Jaipur (sạch sẽ, nhân viên thân thiện, không gian hiện đại, mình khá hài lòng với chỗ này, highly recommend nha)
Ngày 4: Jaipur (Gaitor - Amber Fort - Wind Palace)
Ngày hôm này đi tuk tuk tour, bọn mình đến 3 điểm tham quan chính gồm:
* Gaitor: khu lăng mộ của vua và hoàng tử Jaipur, nơi đây mình cực kỳ thích và khuyên bạn nên đi, vì vắng vẻ và khác hẳn toàn bộ phần còn lại của Jaipur.
* Amber Fort: mình thấy Amber Fort đẹp hơn Agra Fort và hoành tráng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, Amber Fort cũng rất đông, bạn cần mua vé 500 rupees để vào sâu bên trong. Nhưng mình thấy không cần vào cũng được, đứng bên ngoài cũng đã rất đẹp rồi. Gần Amber Fort có Cung Điện Nước, bạn nhớ nói tuk tuk ghé ngang qua chụp ảnh.
* Wind Palace: kiến trúc tuyệt đẹp này là biểu tượng của Jaipur, nằm ở trung tâm Pink City. Bạn nên ghé vào 2 quán cafe đối diện và leo lên chụp hình.
Các anh lái tuk tuk cũng muốn chèo kéo cả nhóm đi mua vải vóc, nữ trang, bọn mình vẫn để các anh đó chở đi và không mua gì cả, vì giá đắt lắm nhé.
Ngày 5: Jaipur
Ngày trọn vẹn cuối cùng ở Jaipur mình dành thời gian đi dạo trong Pink City vì có nhiều hơn chỉ Wind Palace của ngày hôm qua. Mình đi thêm City Palace với phí vào cửa 500 INR, bên trong rất đẹp và có 4 chiếc cổng 4 mùa. Trong thành phố hồng, Cơ dành thời gian đi thăm các ngôi đền ngẫu nhiên trên phố, nhìn nhịp sống của Jaipur trong các con phố bán nữ trang, bán phụ tùng, mỗi con phố chỉ chuyên một hàng giống như Hà Nội 36 phố phường ngày xưa.
Ngày 6: Jaipur - Jodhpur
Ngày hôm nay chủ yếu dành cho di chuyển từ Jaipur đến Jodhpur và tìm khách sạn để nghỉ ngơi.
Khách sạn: Casa de Jodhpur (chỗ này cực kỳ boutique, chủ ở chung trong nhà luôn, anh chủ cực kỳ nhiệt tình và phòng dễ thương, giống như ngủ trong 1 cave hotel ở Thổ Nhĩ Kỳ vậy, highly recommended)
Ngày 7: Jodhpur
Jodhpur khá nhỏ nhắn, Cơ dành thời gian đi bộ thay vì đi tuk tuk để khám phá thành phố chậm rãi hơn. Những địa điểm Cơ ghé thăm trong ngày hôm nay gồm:
* Pháo đài Mehrangarh
* Giếng Toorji Ka Jhalra
* Tháp Đồng Hồ Ghanta Ghar
Chỉ đi 3 điểm này là bạn sẽ hết cả ngày. Bọn mình dành thời gian gần Giếng Toorji Ka Jhalra (hay còn gọi là Stepwells) vì xung quanh có nhiều cửa hàng bán đồ thủ công rất phù hợp để shopping và nhiều quán cafe rooftop xinh đẹp. Cơ chọn Stepwells Cafe vì có view nhìn xuống Stepwells bên dưới rất đẹp.
Ngày 8: Jodhpur - New Delhi
Ngày hôm nay, bọn mình book vé xe giường nằm lúc 20:00 tối nên có cả ngày ở Jodhpur. Hôm nay Cơ dành thời gian đi ăn uống ở Omlettes Shop (bán toast cùng trứng chiên cực ngon), quán bán lassi ở gần tháp đồng hồ nổi tiếng.
Sau khi ăn uống xong, bọn mình di chuyển lên Jaswant Tada - một công trình hoàng gia cùng vườn thượng uyển xinh đẹp. Từ đây, bạn có thể ngắm ra toàn cảnh thành phố.
Ngày 9: New Delhi
Về lại New Delhi vào sáng sớm. Bọn mình về khách sạn The Ritz để gửi đồ và đi khám phá thành phố nhè nhẹ. Bọn mình ghé qua Gate of India để xem biểu tượng thành phố, là cổng chiến thắng to nhất Ấn Độ. Cả nhóm tính ra Red Fort nữa nhưng do hơi ngán các pháo đài rồi nên chuyển địa điểm qua đi The Connaught - khu này cực kỳ vui với nhiều quán cafe, nhà hàng Ấn có, Âu có, Mỹ có, Hoa có, Nhật có, và nếu bạn thích shopping thì đây chính là nơi tuyệt vời cho bạn.
Ngày 10: New Delhi - Sài Gòn
Ngày hôm nay bọn mình cũng chỉ lảo rảo đi cafe, vì cũng khá mệt sau chuyến đi, rồi đợi đến tối bay về Sài Gòn ^^
Đó là lịch trình 10 ngày của mình, hy vọng review sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan khi đi chơi Ấn Độ, cứ tuỳ chỉnh theo sở thích từng người! Enjoy exploring!
india city 在 India: Crowded Cities - YouTube 的必吃
... <看更多>