[UPDATED 15-07-2020] CÁCH CHỌN MUA KEM DƯỠNG/TỔNG HỢP GỢI Ý KEM DƯỠNG ẨM TỐT
Theo mình, 3 bước quan trọng nhất tạo nên một chu trình dưỡng da cơ bản là: Làm sạch => Kem dưỡng ẩm => Kem chống nắng. Do đó, sau bài chia sẻ cách lựa chọn sữa rửa mặt và gợi ý một số loại sữa rửa mặt chất lượng tốt, mình muốn nối tiếp bằng 1 bài về kem dưỡng ẩm. Tương tự như bài trước, mình sẽ có liệt kê các loại kem dưỡng mình recommend tới mọi người. Gía cả và chỗ mua các bạn vui lòng tự google search cho nhanh nhé ^^
(*) LƯU Ý: Vì ở đây, mình có liệt kê về các thành phẩn tốt trong kem dưỡng, khá là khó nhớ, các bạn có thể sử dụng những công cụ tra cứu thành phần mỹ phẩm như: cosdna.com, skincarisma.com, incidecoder.com để tìm kiếm bảng thành phần của các sản phẩm mình định mua, rồi nhìn đối chiếu để biết mỗi thành phần đóng vai trò gì nhé.
<3 CÁCH CHỌN MUA KEM DƯỠNG ẨM TỐT
Từ “dưỡng ẩm” ở đây bao gồm cả 2 nghĩa: cung cấp độ ẩm cho da và quan trọng hơn là giữ độ ẩm đó trong da, không để độ ẩm bốc hơi hết ra ngoài không khí.
Vì vậy, kem dưỡng ẩm tốt sẽ gồm đủ 2 loại thành phần để thực hiện nhiệm vụ dưỡng ẩm, đó là: chất hút ẩm và chất khóa ẩm.
1/ CHẤT HÚT ẨM (HUMECTANTS)
* Chúng là những thành phần có khả năng giữ nước gấp nhiều lần trọng lượng tự nhiên của phân tử (VD như Hyaluronic Acid thường nổi tiếng với câu quảng cáo là “thành phần kỳ diệu” có thể hút nước gấp 1,000 lần trọng lượng của nó).
Do khả năng hút nước tốt, chúng có nhiệm vụ giữ lại cho da lượng nước có trong sản phẩm bạn bôi lên da và lượng nước xung quanh môi trường để giúp da đỡ khô, đỡ thiếu nước, trở nên căng mọng hơn. Một hiệu ứng bonus nữa đó là khi da ngậm nước nhiều, nếp gấp, nếp nhăn và lỗ chân lông cảm giác như nông hơn.
* Một số chất hút ẩm phổ biến trong mỹ phẩm mà mình khuyên các bạn tìm dùng là:
- Glycerin (thứ mà mình thích nhất vì vừa rẻ vừa giữ ẩm tốt vừa ít dính hơn Hyaluronic Acid)
- Hyaluronic Acid, Sodium Hyaluronate
- Panthenol (ProVitamin B5)
- Urea
- Sorbitol
- Algae extract (chiết xuất tảo biển)
- Aloe Vera (lô hội)
- Honey (mật ong)
- Mushroom extract (chiết xuất từ nấm)
- Beta-glucan
- Sodium PCA
- Collagen
- Các loại peptides
- Các loại PHA, AHA
- Các thành phần lên men
* Vì tính năng ngậm nước cao, chúng có thể tạo cảm giác đặc, dính khi ở nồng độ cao trong sản phẩm (vì vậy Glycerin thường chỉ được dùng ở nồng độ 3% trở xuống, Hyaluronic Acid thì càng thấp hơn nên đừng tin vào những sản phẩm ghi là 100% Hyaluronic Acid là sản phẩm ấy toàn Hyaluronic Acid không thôi nhé). Vì độ đặc dính này mà giờ đây, nhiều hãng mỹ phẩm chế tạo các sản phẩm chứa chất hút ẩm dạng phân tử siêu nhỏ, để có thể “nhét” vào nhiều phân tử hơn mà kết cấu sản phẩm vẫn mỏng nhẹ. Tuy nhiên, những thứ “siêu nhỏ”, có thể đi sâu xuống các lớp sừng trong tầng biểu bì của da không phải lúc nào cũng là một điều tốt. Vì thế mình khuyên các bạn có da tổn thương, da nhạy cảm, da bị viêm, da dùng treatment nhiều, nên tránh các sản phẩm dùng Hyaluronic Acid phân tử siêu nhỏ. Dùng phân tử to dưỡng ẩm vẫn đủ tốt mà lại an toàn hơn cho da.
* Do tính năng hút ẩm cao của các chất hút ẩm, kiểu chạm vào đâu có nước là ngậm nước đến đấy, nếu như độ ẩm không khí ngoài trời quá khô, các chất hút ẩm này trong ngày không còn gì từ môi trường bên ngoài để hút vào da, chúng có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược, là khi chất hút ẩm mang nước từ trong da (nơi có độ ẩm cao hơn) ra môi trường bên ngoài (nơi có độ ẩm thấp hơn).
Để giải quyết nguy cơ mất ẩm ngược này, chúng ta cần đến các chất khóa ẩm.
2/ CHẤT KHÓA ẨM (OCCLUSIVES) + CHẤT LÀM MỀM DA (EMOLLIENTS)
(Sở hữu mình gộp 2 nhóm chất này lại với nhau vì hiệu quả của chúng tương đối giống nhau và hiện nay, trong mỹ phẩm, chúng thường được dùng cùng nhau; hơn nữa, một số chất vừa đóng vai trò khóa ẩm vừa làm mềm da, nên mình nghĩ, không cần phân biệt chúng làm gì cho mệt)
* Chất khóa ẩm là những thành phần có kích thước phân tử rất lớn, có nhiệm vụ nằm trên bề mặt da tạo thành lớp màng khóa chặt độ ẩm trong da, để ngăn da mất nước, ngăn da phải tiếp xúc với những yếu tố độc hại ngoài môi trường (ví dụ như da có vết mụn vỡ, có thể dùng chất khóa ẩm đặc bôi dày lên vết mụn để mụn không phải tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn có hại).
Một số bạn nghe thấy tạo màng thì có thể sợ là da “không được thở” rồi là bít tắc lỗ chân lông, nhưng những thành phần này không đủ to để chui vào lỗ chân lông đâu, nhiệm vụ của nó là tạo màng khóa ẩm trên bề mặt da và nằm yên vị ở đó để bảo vệ da khỏi bị mất nước thôi, chúng nó không có chui vào đâu cả )
* Chất làm mềm da là các chất lấp đầy những phần da không được bằng phẳng, mịn màng, làm đầy nếp nhăn nông, giúp làm mềm phần da chết nếu chưa được tẩy da chết hiệu quả.
* Một số chất khóa ẩm/làm mềm da thường dùng trong kem dưỡng mà bạn nên chú ý:
Đầu tiên, mình sẽ liệt kê các chất khóa ẩm dày và đặc biệt hiệu quả cho DA KHÔ và các bạn sống trong vùng khí hậu siêu khô hanh nhé:
- Các thứ liên quan đến Petrolatum, Parrafin, Mineral Oil
- Lanolin
- Squalane (cái này da dầu dùng cũng được nếu nồng độ ít)
- Các loại butters (bơ)
- Các loại dầu tự nhiên
- Các loại fatty acid (acid béo) như: stearic acid, oleic acid, caprylic acid
- Các loại MEA
Thông thường, vì độ nặng và nhờn của các chất khóa ẩm/làm mềm da này, nếu bạn nhìn sản phẩm có những thành phần này ở gần đầu danh sách thành phần, thường có nghĩa là sản phẩm có kết cấu đặc và dày, chỉ thích hợp với da khô thôi, chứ với da dầu thì hơi khó dùng và có thể bị nặng mặt, nhờn da.
* Bên cạnh đó, có một số chất khóa ẩm/làm mềm da nhẹ mặt, đỡ nhờn hơn cho da dầu như:
- Các loại silicones
- Các loại polymers
- Các loại fatty acid (acid béo) có đuôi là *triglyceride rồi là *sterol
- Các loại fatty alcohol (cồn béo) có đuôi là *alcohol và *glycol
- Các loại ester là sản phẩm của acid béo và cồn béo có đuôi là *ate
(*) Độ dày, nặng của kem dưỡng còn phụ thuộc vào các thành phần khác trong công thức, và công nghệ sử dụng để hòa trộn các thành phần này vào với nhau. Thế nên những thứ mình liệt kê chỉ là tương đối thôi nhé, nó là cái guide sơ lược để các bạn xem thành phần và có thể đánh giá qua là liệu kem dưỡng ấy có đủ ẩm hay thừa ẩm với da mình không, chứ không thể kết luận kem dưỡng hợp với da chỉ qua nhìn thành phần, dùng thử vẫn là tốt nhất ^^
3/ THÀNH PHẦN BONUS
Ngoài chất hút ẩm và chất khóa ẩm/làm mềm da là cơ bản cấu thành độ dưỡng ẩm hiệu quả cao của 1 kem dưỡng, các bạn có thể tìm kiếm thêm 1 số thành phần bonus sau nếu muốn hiệu quả của kem dưỡng không chỉ nằm ở dưỡng ẩm, vì thế thì hơi nhạt mà :3
- Phục hồi, củng cố lớp màng bảo vệ da, làm lành da: các loại ceramides, cholesterol, phytosphingosine, chiết xuất rau má, dịch nhầy ốc sên…
- Làm sáng da, trị thâm; niacinamide, chiết xuất đậu nành, chiết xuất cam thảo, dầu mù u…
- Giảm viêm, kháng mụn: niacinamide, zinc PCA, linoelic acid, chiết xuất cam thảo…
- Chống ôxi hóa: Vitamin C, Vitamin E (da dầu cẩn thận vì hơi nhờn), ferulic acid, coenzyme Q10, idebenone, chiết xuất trà xanh, chiết xuất lựu…
4/ HẠN CHẾ HƯƠNG LIỆU, TINH DẦU THIÊN NHIÊN, CHẤT TẠO MÀU
Cái này mình nói nhiều quá chắc các bạn cũng hiểu là những thành phần này dễ gây kích ứng trên nhiều người, và có thể khiến da nhạy cảm đi theo thời gian đúng không nào? Thế nên, nếu tránh được thì tránh nha!
5/ CHỌN LOẠI DẠNG LỌ KÍN CÓ VÒI ẤN/DẠNG TUÝP (NẾU CÓ)
Kem dưỡng ở dạng tuýp hoặc dạng lọ airtight có vòi nhấn là kiểu packaging tốt nhất để các thành phần bên trong giữ được hiệu quả lâu dài nhất có thể, tránh không khí, ánh sáng và nhiệt độ làm giảm tác dụng. Dạng hũ mở hơi mất vệ sinh và làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phần, nhưng nếu không có dạng tuýp/lọ thì dùng dạng hũ vậy Cái này chỉ là điểm phụ, không phải là thứ quyết định nha.
<3 GỢI Ý CÁC KEM DƯỠNG TỐT
(loại đặc biệt tốt cho da khô, mình sẽ đánh (*) nhé)
- Các kem dưỡng của Paula’s Choice (*)
- Các kem dưỡng của CeraVe (*)
- Các kem dưỡng của The Inkey List (gồm cả Polyglutamic Acid Serum)
- Các kem dưỡng của La Roche Posay
- Các kem dưỡng của Clinique
- Các kem dưỡng của It Cosmetics
- Các kem dưỡng của Olay
- Vanicream Moisturizing Skin Cream (*)
- The Ordinary NMFs + HA (*)
- Earth Science Ceramide Skin Lotion
- EltaMD Barrier Renewal Complex
- First Aid Beauty Priming Moisturizer
- Drunk Elephant Polypeptide Cream
- Indeed Labs Hydraluron Moisture Jelly
- Stratia Liquid Gold
- Physiogel Daily Moisture Therapy Creme (*)
- Rovectin Barrier Repair Cream
- Eucerin UltraSENSITIVE Soothing Care Normal to combination skin
- Avene Skin Recovery Cream (*)
- Derma-E Sensitive Skin Moisturizing Cream (*)
- Mad Hippie Face Cream
- A-Derma Exomega Emollient Cream (*)
- Bioderma Atoderm Creme (*)
- Ceradan Skin Barrier Repair Cream (*)
- Embryolisse Lait-Crème Concentrè (*)
- Boscia Green Tea Moisturizer
- Krave Beauty Great Barrier Belief (*)
- Mamonde Ceramide Cream (*)
- Innisfree Derma Relief Ceramide Cream (*)
- Missha Near Skin Ceramide Cream (*)
- Các kem dưỡng dòng Soon Jung của Etude House (*)
- A’pieu Madecassoside Cica Gel
- Cosrx Balancium Comfort Ceramide Cream (*)
- Cosrx PHA Moisture Renewal Power Cream
- Cosrx Aloe Vera Gel Cream
- Cosrx Snail Mucin 92 Cream
- Cosrx Honey Ceramide Cream
- Holika Holika Good Cera Cream (*)
- Hada Labo Plumping Gel Cream
- Sidmool Madagascar Ultra Moisture Cream (*)
- Matsuyama Hadauru Moisturizing Cream (*)
- Innisfree The Minimum Moist Cream
- DHC Urumai Cream
- Tunemakers Moisturizing Cream (*)
- Meishoku Ceracolla Perfect Gel
- Illiyoon Ceramide Ato Concentrate Cream (*)
- I'm From Mugwort Cream
- Round Lab Dokdo Cream
- Round Lab Mugwort Cream
- Minon Amino Moist Charge Lotion
- Freeplus Watery Cream
- Sana Wrinkle Night Cream
- Isssua Medibaby Moist Cream
- Crea Modo Seed Radar Whitening Milk
- Cosrx Balancium Panthenol Cream (*)
- Bring Green Artemisia Calming Repair Cream
- Dr.G Filaggrin Barrier Cream
- Aestura Atobarrier 365 Cream (*)
- Innisfree Green Tea Probiotics Cream
<3 KEM DƯỠNG CHO DA MỤN NẤM MEN/VIÊM TIẾT BÃ NHỜN <3
Đây là tổng hợp của blog Simple Skincare Science nha, không phải của mình tại mình không mò được nhiều kem dưỡng hợp da mụn nấm men :(( Các bạn xem ở đây người ta tổng hợp được nhiều loại lắm luôn:
https://simpleskincarescience.com/fungal-acne-products-malassezia-pityrosporum-folliculitis/#Moisturizers_Gels
… to be cập nhật tiếp :3
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「folliculitis treatment」的推薦目錄:
- 關於folliculitis treatment 在 Angela On Mars Facebook 的精選貼文
- 關於folliculitis treatment 在 MedPartner 美的好朋友 Facebook 的最讚貼文
- 關於folliculitis treatment 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
- 關於folliculitis treatment 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
- 關於folliculitis treatment 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
- 關於folliculitis treatment 在 Folliculitis, Causes, Signs and Symptoms, Diagnosis and ... 的評價
- 關於folliculitis treatment 在 Folliculitis | Causes (Bacterial, Fungal, Viral), Risk Factors ... 的評價
folliculitis treatment 在 MedPartner 美的好朋友 Facebook 的最讚貼文
最近看到一款 #寵物食品 訴求自己是漢方食材,然後可以治療濕疹、黴菌、紅腫、搔癢、脫屑... 等寵物的皮膚疾病,看起來真的是太神奇了...
這年頭廠商真的是什麼都可以講,什麼都不奇怪...雖然我們的讀者們應該會看了笑笑就算了,但留言底下似乎還是有很多人相信啊...
如果真的有寵物的皮膚問題,還是應該要看獸醫才對。有關一些皮膚疾病的問題,雖然我們沒有針對寵物寫過專文,但是跟人類有許多治療跟預防保養的觀念是相通的,也可以參考我們的文章。
請大家分享一下,讓你的朋友在購買前,可以多思考,不要花了不必要的錢,甚至是反而延誤了寵物的病情喔!
--
□ 常見皮膚疾病的成因、治療、保養與預防
濕疹
https://www.medpartner.club/eczema-care-treatment-introduc…/
乾癬
https://www.medpartner.club/psoriasis-treatment-care-intro…/
灰指甲
https://www.medpartner.club/onychomycosis-treament-prevent…/
毛囊炎
https://www.medpartner.club/folliculitis-care-treatment-in…/
--
面對媒體失能的年代,我們還能做些什麼?
https://youtu.be/ewMJ4T0qQ5c
一天不到 5 元,為台灣拼出全球第一的中文醫療保健新媒體!
美的好朋友 #訂閱集資計畫 ▶︎ https://bit.ly/2s0CibA
現在就動手,讓我們成為彼此的夥伴吧!
更多實用的資訊:
https://www.medpartner.club
知識講解實驗破解影片:
https://www.youtube.com/MedPartner
立即查詢醫藥營養資訊:
http://line.me/ti/p/%40wyt3898a
folliculitis treatment 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
folliculitis treatment 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
folliculitis treatment 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
folliculitis treatment 在 Folliculitis | Causes (Bacterial, Fungal, Viral), Risk Factors ... 的必吃
Folliculitis | Causes (Bacterial, Fungal, Viral), Risk Factors, Signs & Symptoms, Diagnosis, Treatment In this lesson, ... ... <看更多>
folliculitis treatment 在 Folliculitis, Causes, Signs and Symptoms, Diagnosis and ... 的必吃
It always comes back after treatment. So my last option is laser hair removal? Seems like its already living under my skin. Geez... ... <看更多>