“MINIMALISM” – KHÔNG PHẢI LÀ 1 CÁCH DỄ XƯNG
Ơ thật ra thì mình nằm vùng khá nhiều groups để theo dõi diễn biến thị trường chảy như thế nào. Nhưng có một hiện tượng lẩm tưởng như thế này. Khá là nhiều bạn mặc chỉ là 1 chiếc quần tây, 1 chiếc shirt trắng + 1 đôi dr nào đấy và xưng là “Tôi đang mặc minimalism/Tối giản”. Ơ xin bạn đừng, để mặc ra đúng “Minimalism Vibe” thực sự rất là khó. Khó lắm, khó để mà một thằng như mình cũng dám tự tin mà nói rằng “Tao đang mặc tối giản đấy. Cool không?”. Vậy có rất một sự khác biệt lớn giữa “Basic/Simple”-“Đơn giản” và “Minimalism”- “Tối giản”.
Đúng vậy. Chúng ta hãy cùng xét nghĩa một cách cụ thể nhé.
BASIC/SIMPLE: có thể hiểu nôm na là bạn mặc đơn giản nhất có thể. Đó là Tee, là quần jeans/quần trouser thêm 1 đôi giày sneaker/boots hay phụ thêm 1 hoodie. Nó phục vụ nhu cầu tối thiểu của bạn khi ra ngoài đường – che thân, không khỏa thân lõa lồ, che mưa – che nắng và làm ấm cơ thể. Về cái sự thời trang thì nếu tích cực sẽ gọi là Basic/Simple. Còn nếu tiêu cực thì mình sẽ nói là “Boring Clothing” “Chán bỏ mẹ”. Nhưng chẳng có gì sai, tùy theo mục đích của người mặc – cũng như mức độ tài chính họ bỏ ra. Cho nên, ai mặc simple/basic thì là quyền của họ - đó là quyền cá nhân. Nhưng nếu xem đó là fashionable hay tính thời trang thì mình xin nói lại như trên “Chán bome”.
Vậy, các bạn có hiểu nỗi khổ tâm của mình khi các bạn đưa 1 outfit simple/basic hết sức rồi hỏi mình là “Trông em có thời trang không”. Vì lịch sự, mình sẽ kêu là clean fit blah bloh. Nhưng thôi, chúng ta nên sống thực lòng với nhau là “Em mặc đồ chán bome”. Đừng buồn, hãy lấy sự hận thù làm động lực để mặc đẹp hơn nha.
MINIMALISM: Chủ nghĩa tối giản trong thời gian là các thiết kế, trang phục mà trong đó các yếu tố được sử dụng như vải, nút (Những nguyên tử căn bản bậc nhất của quần áo) cùng với cách sử dụng tối thiểu để tạo ra một hiệu quả tối đa. Điều này không đồng nghĩa rằng mặc một bộ quần áo simple/basic hay cùng màu thì có nghĩa là chúng ta đang thi triển võ công “Minimalism in Fashion”. Sự tối giản trong thời trang đó là “nghệ thuật” của trò chơi thiết kế - khi được sách giáo khoa mĩ miều hóa rằng “ Minimalism là sự thể hiện đơn giản của 1 suy nghĩ phức tạp”.
Điều này nghĩa rằng : “Để tạo ra hiệu ứng một cách tối đa, tối giản trong thời trang sẽ bỏ qua những chi tiết không cần thiết để tập trung vào hình thức và chất liệu vải – kể cả đó có là tính năng cơ bản của quần áo đó”. Các nhà thiết kế thường khai thác sâu về đường nét, về đường cắt – thớ vải và tạo khối trong bản mẫu để dù có sử dụng một màu đơn sắc – chúng vẫn thể hiện ra các bậc màu khác nhau.
(Để mình nói cho các bạn dễ hiểu là một màu xanh lá đi – bạn tạo khối tức là đồ đó có độ sáng/tối. Màu Xanh lá mà pha chút sáng thì sẽ ra màu xanh lá tone sáng, còn ở phần tối thì nó sẽ ra màu xanh lá đậm hơn. Sự tối giản tinh tế là việc dù chỉ sử dụng 1 màu nhưng cách thiết kế khiến người ta sẽ được trải nghiệm cả 3 tone màu: nhạt – chuẩn – đậm).
Nắm trùm và được nhiều người biết tới thì chắc bộ ba Rei Kawakubo, YohjiYamamoto và Issey Miyake – những fashion designer đã góp phần đưa tư tưởng Wabi-sabi của Nhật Bản thâm nhập vào nền công nghiệp thời trang. Những năm 1980, bộ ba này đã đưa lên sàn diện một chủ nghĩa tối giản chú trọng vào sử dụng raw-material/ Nguyên liệu thô. Bằng những kích cỡ rộng, xếp lớp – những nhà thiết kế Nhật “Tuyên chiến’ với sự sang trọng và thủ công kĩ nghệ của haute couture thường thấy lúc đó.
Sau giai đoạn đó, chủ nghĩa tối giản chia làm 2 luồng phân chia cực mạnh. Có những người sẽ chọn kiểu trang nhã, sạch sẽ, sang trọng như những ngôi nhà quý tộc lớn vẫn làm. Còn có một người đã khơi mào cho 1 bước chuyển biến bới của chủ nghĩa tối giản: Descontruction. Và người đó là ai.
CHÍNH LÀ MARTIN MARGIELA.
Sự tối giản của Martin Margiela được đến từ nhiều chi tiết. Tối giản như mình nói lúc nãy đó chính là tập trung vào quần áo mà bỏ đi những thứ không cần thiết. Thứ không cần thiết đối với Martin Margiela chính là thương hiệu, là khuôn mặt của model. Martin muốn người ta biết tới sản phẩm thời trang của ông không phải là do brand-name, hay do model nổi tiếng/mặt đẹp – chỉ có duy nhất được đứng và tồn tại trong runway của ông. Đó chính là True Fashion, là quần, là áo, là giày – là sản phẩm mà ông làm ra.
Bằng cách sử dụng các kĩ thuật xử lí và descontruction ấn tượng, Martin đã tạo ra một sự tiên phong lớn trong mở ra chủ nghĩa tối giản mới với giai đoạn sau này. Khi những tên tuổi tiếp theo như Helmut Lang, Ann Demeulemeester cũng đưa chủ nghĩa tối giản vào trong đó.
Cuộc sống hiện đại biến chuyển khiến con người nghiêng về phần “Ready-to-wear” nhiều hơn. Đó cũng là lí do “Minimalism” chuyển biến sang hướng thiết kế thoải mái, dễ dàng và thiết thực hơn. Giờ đây – chủ nghĩa tối giản không đánh vào hình khối hay đường line mà đánh vào detail nhỏ và độ sang trọng của vải cũng như các đường cắt táo bạo. Chúng ta có Stella McCartney, Celine thời Phoebe Philo mà nhiều chị/em đam mê, Haider Ackerman, Jil Sander…
Vậy – các bạn đã mường tượng rõ được khái niệm “Simple – Basic” và “Minimalism” chưa. Hai khái niệm hoàn toàn xa nhau đấy
---
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「ann demeulemeester boots」的推薦目錄:
- 關於ann demeulemeester boots 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於ann demeulemeester boots 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於ann demeulemeester boots 在 星期日開箱 Boxing Sunday Facebook 的最佳解答
- 關於ann demeulemeester boots 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
- 關於ann demeulemeester boots 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於ann demeulemeester boots 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
- 關於ann demeulemeester boots 在 Ann Demeulemeester Lace-up Leather Ankle Boots - Black 的評價
ann demeulemeester boots 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
CYBERPUNK 2020 – CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI KỈ NGUYÊN CỦA CYBER
Năm 2020, chúng ta đón nhận vô cùng những thảm họa thiên nhiên, từ cháy rừng ở Úc, băng tan ngày càng nhiều hơn khiến những con gấu Bắc Cực chết thảm hoặc không có đất sống do climate change, hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long với những mặt đất cằn cỗi, những con sông cạn nước. Không chỉ thế, nCoVid19 xuất hiện như một sự trừng phạt của mẹ thiên nhiên đối với con người, hàng trăm ngàn người bị nhiễm – hàng ngàn người tử vong khi chưa nghiên cứu thành công vaccine. Con người nghi kị lẫn nhau, phân biệt chủng tộc – tính bạo lực tăng dần và humanity sa sút. Một thế giới “High Tech, Low Life” dần càng hình thành, khiến chúng ta liên tưởng ngay tới bộ phim nổi tiếng “Blade Runner 2049” của đạo diễn Denis Villeneuve. Chào mừng tất cả con người đến Cyberpunk 2020.
Ý thức được điều này, cyberpunk đã đánh dấu một nền tảng âm ỉ có sẵn trong nền công nghiệp thời trang từ những năm 1970s và kéo dài tới hiện tại. Thể hiện một tầm nhìn và thế giới quan về một tương lai gần, khi con người phải đối mặt với hậu quả của những cuộc chiến tranh và nền công nghiệp hóa tàn phá môi trường và lối sống con người. Những collection mang âm hưởng “Futuristic” và “Descontruction” cũng như sử dụng các “recycle material”/ nguyên liệu tái sử dụng, ứng dụng thêm các kĩ thuật để thêm tính năng/function cho quần áo mà loài người đang mặc. Cyberpunk là 1 khái niệm khá rộng, không chỉ trong thời trang mà nó là 1 văn hóa ảnh hưởng đến lifestyle với nhiều loại khác nhau.
Chả thế mà – năm 2018, trong bộ sưu tập Xuân Hè của Rafsimons. Miêu tả cuộc sống con người hậu tận thế, không chỉ là cái chết/”DEAD” mà còn là sự thích nghi khủng khiếp của giống loài đông đảo và thông minh bậc nhất của Trái Đất. Một sàn runway mang đậm màu neon, highlight tone xanh và tím. Những items bằng chất liệu trong suốt, chống nước – những models/ người mẫu với các bộ quần áo unisex và phi giới tính. Một viễn cảnh tương lai.
Không chỉ riêng Rafsimons, chúng ta còn đón nhận nhiều thiết kế mang ẩn dụ về cyberpunk qua những cái tên đình đám như Alexander McQueen, Gareth Pugh, Rick Owens, Haider Ackermann, Ann Demeulemeester, Helmut Lang, Junya Watanabe. Những collections đa dạng, có thể màu đen ảm đạm của xã hội tha hóa, màu rực rỡ của sự giả tạo, của nền công nghiệp tiên tiến. Các vết cắt táo bạo, những chi tiết gồ ghề thái quá được đắp lên các trang phục thông thường tạo nên điểm nhấn của CyberPunk – của một kỉ nguyên mà sự tự do con người vượt qua mức giới hạn luân thường đạo lí hàng ngày.
Nhưng không phải tới tận bây giờ, Cyberpunk mới trỗi dậy. Như mình đã nói, nó đã cháy âm ỉ hàng thập kỉ trước. Đúng như tên gọi, cyber: máy móc và punk: sự nổi loạn – cyberpunk đã phát triển từ những năm 80/90 trong thời kì hoàng kim của punk/rock. Mà nói tới nó, chúng ta có thể tham khảo các bộ sưu tập của Vivienne Westwood (Collection 1983 Nostalgia of Mud) hay những con người có tầm nhìn vượt thời gian với bức tranh về một tương lai với sự bùng phát mạnh mẽ của công nghệ và Internet (Utopian Cyber World) – Mình đã có bài viết về Rei Kawakubo, về Yohji Yamamoto và 1 dân chơi khác mang tên Thierry Mugler.
Thời gian đó, các collection (Hay cụ thể là lookbook/runway) thường yêu thích tối đa sử dụng ánh sáng là công cụ làm nổi bật thời trang. Các items thường đính kèm với các hạt cườm, những mảnh gương nhỏ, những vật có thể phản xạ anh sáng để giúp các fashion designer chơi đùa với ánh sáng. Giai đoạn 1980, 1990 là giai đoạn bùng nổ của công nghệ máy tính và high-tech từ những nền căn bản. Graphic trên các sản phẩm từ đó cũng phát triển theo – mang theo âm hưởng của high-tech/ nghĩa là cyberpunk influence. Những vector 3D, những cảnh quan được vẽ bằng máy tính – xuất hiện trên Tee, shirt và fashion collection thời điểm đó.
Cyberpunk thể hiện một cái nhìn tương lai, do đó nó không bao giờ giống với những gì mà con người ta đang làm, đang mặc và đang yêu thích. ĐÓ có thể là những collection màu đen, được cắt ở phần nhạy cảm của cơ thể - hay những bộ dây xích khổng lồ, những chiếc boots cực lớn. Hay như Alexander Mcqueen, ông xây dựng người mẫu/model mặc đồ của ông có cảm tưởng như 1 người ngoài hành tinh hơn là con người đang sống tại TRái Đất.
Một tương lai – con người bị cách li bởi xã hội, bởi cộng đồng – nghi hoặc lẫn nhau. Do đó, isolation hay emo, cảm xúc của con người vẫn được khai thác tốt. Điều này không có gì tốt hơn bởi những nhà thiết kế yêu thích màu đen, màu tối như Rei Kawakubo hay Ann Demeulemeeester. F/W 2012 của Ann D đã cho chúng ta một vẻ đẹp đáng sợ, nổi loạn với những người mẫu với mái tóc dựng đứng– khoác trên mình chiếc coat lớn, thắt đai màu đen và cổ áo bị sụp xuống một cách cố ý. Đôi boots đen kéo dài khiến chúng ta không thể nào không nghĩ tới Matrix – một hình tượng Cyberpunk khét tiếng của điện ảnh.
Thời trang luôn là thứ các nhà tạo mẫu thể hiện góc nhìn của họ, và dựa vào cảm quan của họ về thế giới hiện tại. 2020 – tròn 20 năm sau sự kiện Y2k – và thế giới đang đón nhận những thảm họa toàn cầu. Cyberpunk sẽ trở lại không chỉ trong thời trang mà là văn hóa đại chúng? (Trước mặt là game rồi nè).
ann demeulemeester boots 在 星期日開箱 Boxing Sunday Facebook 的最佳解答
【Pre-X’mas Happy Shopping!】
#星期日開箱🔥三分鐘精華🔥
上集精華 https://goo.gl/FycZVv
🎁Erica
至愛Cashmere:Joseph羅紋cashmere高領毛衣 (配La Perla短裙 & Stuart Weitzman over the knees 長靴) https://goo.gl/ULfMf3
只此一家:Jimmy Choo Toni超貼腳彈力麂皮Over-the-knees Boots https://goo.gl/nRQyod
🎁Sony
濃郁璀燦:Philippe Ferrandis 蔬果系列 https://goo.gl/zyfd6G
🎁潮醫英傑
快必:心電圖圖案Fefè及膝男裝襪 https://goo.gl/W2E7Vc
文藝潮Tee:Undercover、Ann Demeulemeester名畫Tee
X’mas Surprise:Fronasetti 人面玻璃杯
🎁諾韻
襯衫好:Jaggar 格子長靴 https://goo.gl/EjyBhH
🎁Tina
日本枕:Kichintone高透氣超回彈U型枕頭 https://goo.gl/BqMJy7
特別抵^^:Daiso化妝袋 https://goo.gl/du7pVS
🎁Elaine
開心修身:Soyjoy Crispy
冬日限定:明治MeltyKiss雪吻Rum & Raisin朱古力
乾乾淨淨:小林製藥保溫壺洗淨師
🎁全員試 POME 5秒眼膜 https://goo.gl/6sv1gr
ann demeulemeester boots 在 Ann Demeulemeester Lace-up Leather Ankle Boots - Black 的必吃
Nov 5, 2019 - Ann Demeulemeester Lace-up Leather Ankle Boots - Black Ann Demeulemeester's boots have been crafted in Italy from buttery soft leather. ... <看更多>